Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7 Kết nối tri thức
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7 Kết nối tri thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về sự việc đó
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại ấn tượng, tình cảm sâu đậm trong em
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến
- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc
B. Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- Mở bài:
- Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự kiện đó
- Thân bài:
- Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc
- Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó
- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới
C. Bài văn mẫu biểu cảm về con người hoặc sự việc
HS tham khảo các bài văn mẫu hay và đa dạng về chủ đề tại đây:
- Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Ngắn gọn nhất
- Viết bài văn biểu cảm về con người sự việc Ngắn gọn
- Viết bài văn biểu cảm về con người sự việc về mẹ lớp 7
- Viết bài văn biểu cảm về con người sự việc ngày khai giảng
- Viết bài văn biểu cảm về lễ đón giao thừa ở quê em
- Viết bài văn biểu cảm về một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu
- Viết bài văn biểu cảm về Lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ
- Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc về Tết lớp 7
- Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc về thầy cô lớp 7
D. Các bước viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Bước 1: Trước khi viết
- Lựa chọn đề tài: Gợi ý:
- Đối tượng biểu cảm là con người: người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, người làm việc ở trường hoặc người làm việc qua sách báo...
- Đối tượng biểu cảm là sự việc: sự việc xảy ra với bản thân hoặc đã được chứng kiến, đọc trên sách báo...
- Tìm ý: Sau khi lựa chọn được người hoặc sự việc để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Người đó là ai? Sự việc đó là gì?
- Người hoặc sự việc đó có những đặc điểm nào nổi bật?
- Em có ấn tượng, suy nghĩ gì đối với người hoặc sự việc đó?
- Chi tiết nào gắn với người hoặc sự việc đó khiến em không thể quên?
- Lập dàn ý
Bước 2: Viết bài
Chú ý bám sát dàn ý. Trong quá trình viết, em cần lưu ý:
- Nêu được những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho mình
- Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, giàu cảm xúc; vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ... để tăng sự hấp dẫn cho bài viết
Bước 3: Chỉnh sửa bài viết
Sau khi hoàn thành hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải:
Yêu cầu | Gợi ý chỉnh sửa |
- Giới thiệu được người hoặc sự việc mà em muốn bộc lộ tình cảm, suy nghĩ | - Nếu chưa có, hãy bổ sung thông tin cho lời giới thiệu để người đọc có được hình dung ban đầu về người hoặc sự việc |
- Nêu được đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho em | - Nếu chưa có hoặc chưa đủ, hãy bổ sung nội dung để người đọc hiểu rõ những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em |
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc đó. Chú ý sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc | - Đánh dấu những từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, suy nghĩ về người hoặc sự việc nói tới. Nếu chưa đủ cần bổ sung |
- Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt | - Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi |