Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Tập 1 Kết nối tri thức

Ngữ Văn 7 trang 42 Tập 1 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu tu đó.

Một ngày hoà bình
Anh không về nữa

Hướng dẫn trả lời:

  • Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh (dùng hình ảnh "không về" thay cho chết)
  • Tác dụng của biện pháp tu từ: giúp không nói trực tiếp thông tin để hạn chế gây sự đau buồn, khổ sở cho người nghe

Câu 2 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

(Bác ơi - Tố Hữu)

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

(Viếng Lăng Bác - Viễn Phương)

Bác ơi, Bác vội đi đâu
Để cho cháu chịu nỗi đau muôn đời
Mắt cháu tưởng đã mờ rồi
Cháu ngồi cháu khóc đất trời đổ mưa

(Cháu thề phấn đấu suốt đời - Trần Đăng Khoa)

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.

(Ca dao)

Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi lượm ơi

(Lượm - Tố Hữu)

“Rồi Bác ra rất êm…
Bác đi, Bác đi rồi
Em bỗng òa lên khóc
Tỉnh dậy thấy ướt đầm mái tóc
Nhìn xem Bác có đâu đây
Chỉ thấy đầy trời đèn sáng mưa bay
Người người lặng im đi viếng Bác
Bóng đèn rưng rưng nước mắt…

(Em gặp Bác Hồ - Trần Đăng Khoa)

Câu 3 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:

a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Hướng dẫn trả lời:

CâuBiện pháp tu từTác dụng
aNói giảm nói tránh: nhắm mắt (ý chỉ cái chết)Giảm nhẹ sự đau buồn, tránh nói trực tiếp vào nỗi đau của người nghe và người nói
bNói giảm nói tránh: nghèo sức (ý chỉ việc yếu đuối, không có sức khỏe)Giảm nhẹ sự đau buồn của người nói, giữ phép lịch sự, tế nhị trong giao tiếp

Câu 4 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng.

Hướng dẫn trả lời:

- Các hình ảnh điệp ngữ có trong bài thơ Đồng dao mùa xuân là:

  • Câu thơ "Có một người lính" lặp lại ở đầu khổ thơ
  • Từ "anh" trong hai câu thơ "Anh không về nữa, anh vẫn một mình"
  • Cụm từ anh ngồi trong hai câu thơ "Anh ngồi lặng lẽ... Anh ngồi rực rỡ"

- Tác dụng:

  • Nhấn mạnh hình ảnh người lính cụ Hồ mạnh mẽ, đã hi sinh tuổi xuân của mình cho quê hương đất nước, nay anh nằm lại ở chiến trường cô đơn, lẻ loi, từ đó khơi dậy niềm yêu thương, thương tiếc, kính trọng trong lòng người đọc dành cho người lính ấy
  • Tạo nên nhịp điệu, vần điệu cho bài thơ như một bài đồng dao

Câu 5 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.

Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

- Núi xanh: chỉ ngọn núi Trường Sơn - nơi diễn ra cuộc chiến đấu khốc liệt mà người lính ấy tham gia

- Máu lửa: chỉ cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đó là những năm tháng chiến đấu oanh liệt, với rất nhiều những trận chiến nảy lửa, với sự hi sinh đổ máu của biết bao đồng bào, từ đó mới có độc lập như ngày hôm nay

→ Em căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ và những thông tin lịch sử đã học, đã đọc về giai đoạn đó của đất nước

Câu 6 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ “xuân” trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.

Hướng dẫn trả lời:

Xác định nghĩa của từ xuân trong các cụm từ như sau:

xuân trong "ngày xuân"xuân trong "tuổi xuân"xuân trong "đồng dao mùa xuân"
Chỉ mùa xuân của thiên nhiên: mùa đầu tiên trong năm, kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3, có không khí lạnh lẽo, thường xuất hiện mưa bụi. Đây là mùa biểu tượng cho sự tươi mới, sức sống và niềm vui sum họpChỉ tuổi trẻ của con người - độ tuổi đẹp nhất của con người khi có cơ thể trẻ trung, khỏe mạnh, có thể thực hiện những ước mơ lý tưởng của bản thânBao hàm nghĩa của cả từ xuân trong "ngày xuân" và từ xuân trong "tuổi xuân". Từ xuận trong "đồng dao mùa xuân" vừa chỉ mùa xuân tươi vui của đất trời, vừa chỉ tuổi trẻ phơi phới của người lính

Chia sẻ, đánh giá bài viết
39
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngô Thế Bảo
    Ngô Thế Bảo

    hay  ạ  em cảm  ơn



    ·

    Thích Phản hồi 02/10/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

    Xem thêm