Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Kết nối tri thức Tập 1

Soạn Văn 7 trang 95 Tập 1 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Giải thích nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu: Em bé thở đều đều khi ngủ say.

Hướng dẫn trả lời:

Từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu Em bé thở đều đều khi ngủ sayTừ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ
→ được dùng với nghĩa gốc→ được dùng với nghĩa chuyển
→ Chỉ hoạt động hô hấp hít vào và thở ra của con người từ mũi - giúp duy trì sự sống cho cơ thể→ Chỉ sự nhả ra làn khói trắng từ ống khói ở trên, nó là một luồng khí được đẩy ra từ hoạt động nấu ăn ở bên trong bếp - giúp duy trì bữa cơm gia đình, cuộc sống êm ấm của mọi thành viên trong gia đình

Câu 2 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Tìm các từ láy trong bài thơ. Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ láy đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Các từ láy trong bài thơ Gò Me là: đêm đêm, leng keng, sớm sớm, chiều chiều, lao xao, véo von, khúc khích, lửng lơ, xao xuyến, thẹn thò, ngọt ngào

- Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng:

  • Lao xao: có nhiều âm thanh hoặc tiếng động nhỏ rộn lên xen lẫn vào nhau, nghe không rõ, không đều
  • Tác dụng: miêu tả âm thanh trong vườn mía, khi những chiếc lá mía va vào nhau tạo nên nhiều âm thanh cùng lúc, có lớn có nhỏ đan xen với nhau. Từ đó khắc họa một vườn mía rộng có gió lùa qua tạo nên âm thanh lao xao

Câu 3 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong bài thơ Gò Me.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tác dụng của dấu ngoặc đơn: bổ sung thêm nội dung về hoàn cảnh xung quanh khi điệu hát cổ truyền được véo von vang lên - tre thôi khúc khích, mây lắng nghe
  • Tác dụng của dấu ngoặc kép: trích dẫn nguyên văn câu hát cổ truyền đã được hát

Câu 4 trang 96 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong những dòng thơ sau và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ đó:

a. Ao làng trăng tắm, mây bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu.

b. Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.

c. Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

d. Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe.

Hướng dẫn trả lời:

Các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong những câu thơ trên là:

Biện pháp tu từTác dụng
1. Biện pháp tu từ nhân hóa- Câu a: Nhân hóa sự vật "trăng", "mây" bằng các miêu tả chúng bằng từ ngữ chỉ hoạt động của con người (tắm, bơi)→ Giúp các sự vật được nhân hóa trở nên sinh động, thú vị, hấp dẫn hơn và gần gũi với người đọc hơn
- Câu b: Nhân hóa sự vật "tre", bằng cách miêu tả nó bằng từ ngữ chỉ hoạt động của con người (thổi sáo)
- Câu d: Nhân hóa sự vật "tre", "mây" bằng cách miêu atr chúng bằng từ ngữ chỉ hoạt động của con người (khúc khích, lắng nghe)
2. Biện pháp tu từ so sánh- Câu a: so sánh nước ao làng với nước mắt→ Giúp các sự vật được so sánh trở nên cụ thể hơn, giúp người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng hơn. Đồng thời giúp tăng sức hấp dẫn cho câu thơ.

- Câu c:

  • so sánh lá me non và lưỡi liềm
  • so sánh lá xanh với dải lụa
Chia sẻ, đánh giá bài viết
63
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

    Xem thêm