Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 92 Kết nối tri thức Tập 1

Soạn Văn 7 trang 92 Tập 1 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những dòng thơ sau:

  1. Mùa xuân người cầm súng
    Lộc giắt đầy bên lưng
    Mùa xuân người ra đồng
    Lộc trải dài nương mạ.
  2. Đất nước như vì sao
    Cứ đi lên phía trước.
  3. Ta làm con chim hót
    Ta làm một cành hoa

Hướng dẫn trả lời:

a. Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.

- Từ "lộc" có:

  • Nghĩa gốc là chỉ chồi non, lá non vừa mới mọc
  • Nghĩa ẩn dụ chỉ sự may mắn, hạnh phúc, sung túc

- Từ "lộc" mà nhà thơ sử dụng: khắc họa hình ảnh những sức sống, niềm vui và hạnh phúc, sung túc mà người lính, người nông dân làm nên. Nhờ người lính hành quân ra chiến trường, mà đất nước hòa bình, yên ấm. Nhờ người nông dân cày cấy, gieo trồng mà người dân có cơm ăn, áo mặc, cuộc sống đủ đầy. Chính những người lính, người nông dân ấy đã làm nên mùa xuân cho đất nước

b. Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

  • Từ "đi" chỉ hoạt động di chuyển từ nơi này đến nơi khác
  • Từ "đi" mà tác giả sử dụng chỉ sự phát triển, tiến lên của tổ quốc, từ đó thể hiện niềm tin mãnh liệt về tương lai phía trước của đất nước

c. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa

  • Từ "làm" có nghĩa là dùng công sức tạo ra cái trước đó không có
  • Từ "làm" mà tác giả sử dụng có nghĩa là hóa thành, biến thành, trở thành. Từ đó thể hiện khao khát, ước nguyện hóa thành con chim để cống hiến cho đời bản nhạc hay, hóa thành bông hoa để đem đến hương sắc cho đời... Tất cả đều là những khát khao được dâng hiến, làm đẹp cho cuộc đời

Câu 2 trang 93 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Từ giọt trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Người cho là giọt sương, người hiểu là giọt mưa xuân và có người lại giải thích là “giọt âm thanh” tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?

Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Hướng dẫn trả lời:

- Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu "giọt" là "giọt âm thanh" tiếng chim

- Bởi vì:

  • Đó là sự liên kết giữa bốn câu thơ trong một khổ. Câu thơ thứ nhất và thứ hai đã tập trung khắc họa hình ảnh con chim chiền chiện và tiếng hót của nó vang vọng, chiếm lĩnh toàn bộ không gian. Vì vậy, câu thơ thứ ba cũng sẽ tiếp nối mạch thơ ấy, tái hiện lại âm thanh tiếng chim
  • Hình ảnh "giọt" là hình ảnh đã được sử dụng biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác, biến ấm thanh từ không hình không màu, được cô đọng lại, hữu hình, hiện diện trong không trung. Từ chỉ có thể nghe bằng thính giác, chuyển sang có thể cầm, chạm được bằng tay, bằng xúc giác.

→ Từ đó, cho thấy khát khao được hòa mình vào thiên nhiên, được chạm vào vẻ đẹp tươi mới, rạo rực của mùa xuân đất trời của nhà thơ.

Câu 3 trang 93 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Hướng dẫn trả lời:

Mẫu 1:

- Trong bài thơ, biện pháp tu từ ẩn dụ có vị trí nổi bật nhất.

- Các hình ảnh ẩn dụ xuất hiện trong bài thơ:

  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ("giọt") (đã giải thích chi tiết ở câu 2)
  • Ẩn dụ "lộc": chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên vào mùa xuân, sức sống mãnh liệt, rạo rực của đất nước, được gửi gắm trên vai của người chiến sĩ, người nông dân, chính họ đã chiến đấu, lao động, cống hiến làm nên mùa xuân cho đất nước
  • Ẩn dụ "mùa xuân": chỉ sự phát triển, sức sống của đất nước, bước vào mùa xuân, nghĩa là đất nước ta bước vào một kỉ nguyên mới, của độc lập, tự do của sự phát triển cường thịnh

- Tác dụng: giúp câu thơ trở nên hấp dẫn, ý nghĩa và gợi tả hơn, đồng thời tăng tính trữ tình, biểu cảm của bài thơ, giúp những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ gửi gắm dễ dàng chạm tới trái tim người đọc

Mẫu 2:

- Trong bài thơ, biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác có vị trí nổi bật nhất

- Hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác được sử dụng: "Từng giọt long lanh rơi" → Tiếng hót của chú chim chiền chiện vốn là âm thanh chỉ có thể nghe được bằng tai chứ không thể nhìn thấy hay chạm vào. Nhưng nay đã trở thành từng giọt có thể nhìn thấy được, đó là do tác giả đã cô đọng lại tiếng hót ấy thành những giọt ngọc quý

Chia sẻ, đánh giá bài viết
25
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

    Xem thêm