Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) lớp 7 Kết nối tri thức
Tìm hiểu thêmTặng thêm 15 ngày khi mua gói 4 tháng.
Soạn Văn 7 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận
- Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận
- Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ
2. Văn mẫu nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành
Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây:
- Nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành
- Nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành Ngắn gọn
- Nghị luận Thành công và thất bại mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ
- Nghị luận Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn câu nào là chân lí
- Nghị luận Ham mê trò chơi điện tử nên hay không nên?
- Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại
3. Hướng dẫn các bước viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
Bước 1: Trước khi viết
- Lựa chọn đề tài
Gợi ý:
- Sự hỗ trợ của người khác và nỗ lực của bản thân, yếu tố nào quan trọng hơn đối với sự thành công của mỗi người?
- Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
- "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy chẳng tày học bạn", câu nào là chân lí?
- Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên?
- Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại.
- ...
- Tìm ý: bằng cách tự trả lời một số câu hỏi:
- Vấn đề gì được nêu ra để bàn luận?
- Vấn đề gợi ra những cách hiểu nào?
- Ý kiến nào đáng quan tâm nhất?
- Vì sao cần bày tỏ thái độ tán thành?
- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
- Lập dàn ý:
- Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luạn (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc kể một câu chuyện để dẫn đến vấn đề)
- Thân bài:
- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề, giới thiệu ý kiến và sự cần thiết của việc bàn luận, đánh giá về ý kiến đó
- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến
- Tuần tự triển khai từng ý nhỏ, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ
- Kết bài: Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống.
Bước 2: Viết bài:
- Mở bài:
- Có thể nêu vấn đề cần bàn theo cách trực tiếp hay kể một câu chuyện để dẫn đến vấn đề, giới thiệu ý kiến về vấn đề đó
- Mở bài cần ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc
- Thân bài:
- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề
- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến
- Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ
- Kết bài:
- Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống
- Phần kết bài nên viết trọn vẹn trong một đoạn văn
Bước 3: Chỉnh sửa bài viết
Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống