Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Quê hương lớp 7 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Trả lời câu hỏi bài Quê hương lớp 7

Câu 1 trang 74 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển.

Hướng dẫn trả lời:

Những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển:

  • Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
  • Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
  • Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
  • Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
  • Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe
  • Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
  • Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
  • Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Câu 2 trang 74 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn thơ miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Các biện pháp tu từ được sử dụng là:

1. Biện pháp tu từ so sánh:

  • Chiếc thuyền - con tuấn mã → Tác dụng: khắc họa hình ảnh chiếc thuyền lao ra biển khơi nhanh và mạnh mẽ như một con ngựa khỏe
  • Cánh buồm - mảnh hồn làng → Tác dụng: nhấn mạnh hình dáng của cánh buồm no gió như lồng ngực căng tràn nhựa sống của dân làng, nơi lồng ngực đó là trái tim yêu thương, là linh hồn cháy bỏng. Những cánh buồm ra khơi mang theo hi vọng, tâm trí, mong chờ của cả ngôi làng đi theo

2. Biện pháp tu từ nhân hóa:

"rướn thân", "thâu góp gió" → Tác dụng: khắc họa hình ảnh cánh buồm căng gió đẩy thuyền đi như là một con người, một thành viên của làng, của đoàn ngư dân, cũng cố gắng để giúp con thuyền đi nhanh hơn, góp sức lao động

Câu 3 trang 74 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau:

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ:

1. Hình ảnh người dân làng chài:

- Từ ngữ miêu tả:

  • làn da ngăm rám nắng - từ ngữ tả thực, lột tả đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của người dân vùng biển
  • nồng thở vị xa xăm - từ ngữ gợi tả hơi thở (mùi biển ở vùng khơi xa) theo chân các ngư dân về tới đất liền

→ Kết hợp tả thực với gợi tả khắc họa vẻ đẹp vừa chân thực vừa lãng mạn của những chàng trai làng chài

→ Đó là vẻ đẹp gắn liền với biển khơi - vẻ đẹp của người lao động

2. Hình ảnh con thuyền:

- Sử dụng biện pháp nhân hóa "im bến mỏi trở về nằm"

→ Khắc họa con thuyền cũng như người ngư dân, cảm thấy mệt mỏi, vất vả sau chuyến đi biển, cần được nghỉ ngơi

- Sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" (muối thấm vào thớ vỏ vốn cảm nhận bằng xúc giác, nhưng lại "nghe" được bằng tai)

→ Hơi muối biển là minh chứng cho quãng đường vất vả lao động của chiếc thuyền, cũng như trai tráng trở về mang theo vị xa xăm

Câu 4 trang 74 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý những vẻ đẹp của con người và cuộc sống nơi làng chài:

  • Vẻ đẹp con người: vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh, rắn rỏi, hào sảng, yêu lao động, hết mình với công việc
  • Vẻ đẹp cuộc sống nơi làng chài: là sự hòa trộn giữa sự bình dị, mộc mạc của một miền quê, với sự sôi động, nhiệt huyết của cuộc sống lao động hăng say

Câu 5 trang 74 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Hướng dẫn trả lời:

Tác giả thể hiện tình yêu thương tha thiết, gắn bó và tự hào dành cho quê hương của mình. Dù đã xa quê, được đến nhiều vùng đất hiện đại và phát triển, ông vẫn luôn nhớ về quê hương mình rõ ràng đến từng hình ảnh, mùi hương. Chúng tỏ rằng ông vẫn thường ôn lại những hình ảnh và kỉ niệm về quê hương trong tâm trí mình.

2. Soạn bài Quê hương lớp 7 Ngắn nhất

>> Xem trọn bộ bài soạn ngắn gọn tại: Soạn Ngữ văn 7 ngắn gọn Quê hương (Tế Hanh)

3. Nội dung bài thơ Quê hương

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tế Hanh, 1939

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

    Xem thêm