Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi lớp 7 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Trả lời câu hỏi bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi lớp 7

Câu 1 trang 98 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương: chủ yếu là cảm nhận về vẻ đẹp hùng vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên cùng tình yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng mở, hòa hợp với núi đồi của tác giả
  • Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương: có thêm những cảm nhận về sự tài hoa, tinh tế và điệu nghệ của tác giả khi sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ và chọn lọc hình ảnh để khắc họa khung cảnh thiên nhiên, từ đó thêm đồng điệu và cảm nhận được rõ hơn những cảm xúc, thăng hoa trong tâm hồn khi đứng ở giữa

Câu 2 trang 98 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Bài bình khiến em ấn tượng với các lời lập luận sắc sảo và khai thác trọn vẹn các khía cạnh về nội dung và cả nghệ thuật của bài thơ Đường núi. Các hình ảnh thơ, từ ngữ, biện pháp tu từ đều được giải thích chi tiết về dụng ý và giá trị khiến em thêm hiểu và cảm nhận rõ nét hơn về bài thơ. Đặc biệt, nó khiến em thêm hiểu và thán phục cái tài năng xử lý chất liệu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
  • Các câu, ý khiến em suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc là: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn tác giả."

Câu 3 trang 98 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm với bài thơ: về tình yêu say đắm, mê say trước vẻ đẹp của làng mạc, non sông đất nước mình

- Sự đồng cảm này thể hiện:

  • Sự đồng tình, đồng ý của người bình thơ với nhà thơ Nguyễn Đình Thi
  • Tình yêu, sự ngợi ca của người bình đối với vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước

Câu 4 trang 98 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Vũ Quần Phương khẳng định như vậy, bởi vì: Cảnh thiên nhiên đất nước, đồng quê mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi miêu tả trong Đường núi đã được lọc qua lăng kính của riêng nhà thơ, sau đó mới phản chiếu lại vào tác phẩm. Bởi vậy, thiên nhiên trong bài thơ mang đậm chất riêng của Nguyễn Đình Thi, thấm đẫm tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước của nhà thơ.

→ Nhà phê bình Vũ Quần Phương khi đọc đã cảm nhận được nét riêng ấy, và thể hiện sự ghi nhận, ngợi ca trước chất riêng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi

Câu 5 trang 98 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm các thông tin như:

  • Nét đặc sắc về thời gian nghệ thuật của bài thơ: Nhà thơ lựa chọn thời khắc buổi chiều muộn: khoảng thời gian một ngày dần kết thúc, mọi người, mọi vật trở về nhà để đoàn tụ bên gia đình, do đó không gian gia đình trở nên ấm áp, đông vui, còn những không gian bên ngoài sẽ trở nên vắng vẻ, tĩnh lặng. Từ đó giúp tạo nên bối cảnh phù hợp cho nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc
  • Nét đặc sắc của biện pháp tu từ nhân hóa: Nhà thơ khéo léo nhân hóa cảnh vật thiên nhiên ("Dải áo chàm bay múa", "Bờ tre đang reo ánh lửa"...) để giúp cảnh vật ở vùng rừng núi trở nên gần gũi, giàu sức sống hơn
  • Nét đặc sắc của các từ láy được sử dụng liên tiếp trong bài thơ (nhạt nhạt, ngay ngất, rì rào, rung rinh, văng vẳng, chập chùng...) giúp tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, đồng thời tạo nên âm điệu độc đáo

B. Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi lớp 7 ngắn nhất

Xem bài soạn ngắn gọn nhất tại đây Soạn Văn 7 ngắn gọn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi (Vũ Quần Phương)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
26
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

    Xem thêm