Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 9
Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 9 trang 33: Quan sát hình 9.1 và đọc các thông tin trên, đánh dấu (X) vào bảng 1 cho phù hợp.
Bảng 1. So sánh đặc điểm của sứa với thủy tức
Hình dạng | Miệng | Đối xứng | Tế bào tự vệ | Khả năng di chuyển | ||||||
Hình trụ | Hình dù | Ở trên | Ở dưới | Không đối xứng | Tỏa tròn | Không | Có | Bằng tua miệng | Bằng dù | |
Sứa | ||||||||||
Thủy tức |
- Thảo luận, nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào?
Trả lời:
Hình dạng | Miệng | Đối xứng | Tế bào tự vệ | Khả năng di chuyển | ||||||
Hình trụ | Hình dù | Ở trên | Ở dưới | Không đối xứng | Tỏa tròn | Không | Có | Bằng tua miệng | Bằng dù | |
Sứa | x | x | x | x | x | |||||
Thủy tức | x | x | x | x | x |
- Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do: mép dù có nhiều tua, dù rộng và linh hoạt → di chuyển tự do.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 9 trang 35: Căn cứ vào hình 9.3 và thông tin trên hãy đánh dấu (X) vào bảng 2 cho phù hợp. Bảng 2. So sánh san hô với sứa
Kiểu tổ chức cơ thể | Lối sống | Dinh dưỡng | Các cá thể liên thông với nhau | |||||
Đơn độc | Tập đoàn | Bơi lội | Sống bám | Tự dưỡng | Dị dưỡng | Có | Không | |
Sứa | ||||||||
San hô |
Trả lời:
Kiểu tổ chức cơ thể | Lối sống | Dinh dưỡng | Các cá thể liên thông với nhau | |||||
Đơn độc | Tập đoàn | Bơi lội | Sống bám | Tự dưỡng | Dị dưỡng | Có | Không | |
Sứa | X | X | X | X | ||||
San hô | X | X | X | X |
Câu 1 trang 35 Sinh học 7: Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?
Trả lời:
Sứa di chuyển trong nước nhờ dù và các tua dù ở mép dù.
Câu 2 trang 35 Sinh học 7: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
Trả lời:
- San hô: khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
- Thủy tức: chồi con khi đủ khả năng kiếm thức ăn sẽ tách khỏi cơ thể mẹ và sống độc lập.
Câu 3 trang 35 Sinh học 7: Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
Trả lời:
Cành san hô thường dùng trang trí là khung xương đá vôi của san hô.