Giải bài tập trang 52 SGK Sinh lớp 7: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn

Giải bài tập trang 52 SGK Sinh lớp 7: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn

Giải bài tập trang 52 SGK Sinh lớp 7: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về đặc điểm chung của ngành giun tròn nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 46 SGK Sinh lớp 7: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp

Giải bài tập trang 49 SGK Sinh lớp 7: Giun đũa

A. Tóm tắt lý thuyết:

I – MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC

Phần lớn (khoảng 30 nghìn loài) giun tròn kí sinh ở động vật, thực vật và người. Riêng ở người, một số giun kí sinh phổ biến và nguy hiểm như: giun chỉ, giun móc câu, giun tóc, giun kim. Chúng đều kí sinh và gây ra các bệnh ở mức độ nguy hại khác nhau.

II – ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Các loài giun tròn kí sinh ở những cơ quan khác nhau của vật chủ như: ruột non, tá tràng, ruột già, mạch bạch huyết, túi mật, rẽ lúa... Dù có cấu tạo thích nghi đa dạng, nhưng chúng vẫn giữ các đặc điểm chung của ngành Giun tròn.

Giun đũa, giun kim, giun móc câu... thuộc ngành Giun tròn, có các đặc điểm chung như: cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 52 Sinh học lớp 7:

Bài 1: (trang 52 SGK Sinh 7)

Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, xem loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

So sánh giun kim và giun móc câu

Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm, gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.

Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân (khi đi chân đất).

Như vậy, giun móc câu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép, thì ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).

Bài 2: (trang 52 SGK Sinh 7)

Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Giun tròn là gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Đặc điểm dễ nhận biết Giun tròn nhất là cơ thể không phân đốt và có dạng hình trụ tròn.

Bài 3: (trang 52 SGK Sinh 7)

Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi, ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau, ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).

Đánh giá bài viết
29 3.973
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm