Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học lớp 7 bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu

Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu

Giải bài tập SGK Sinh học lớp 7 bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài 1 (trang 141 SGK Sinh 7): Bộ xương chim gồm những thành phần nào, thích nghi như thế nào đối với đời sống bay.

Lời giải:

* Bộ xương chim gồm có: Xương đầu, xương cột sống (các đốt sống cổ, các đốt sống lưng, các đốt sống cùng, cụt), xương sườn, xương mỏ ác, xương chi trước, xương chi sau, các xương đai (chi, hông).

* Bộ xương chim thích nghi với đời sống bay:

- Xương xốp nhẹ, bên trong xương có các khoang chứa khí.

- Có xương chi trước biến đổi thành xương cánh.

- Xương chi sau có 3 ngón giúp chim hạ cánh trên cây.

- Toàn bộ bộ xương hợp nhất thành 1 khối vững chắc.

Hệ tiêu hóa ở chim có sự xuất hiện của diều - đặc điểm khác so với những loài động vật có xương khác đã học. Diều giúp chim dự trữ được nhiều thức ăn, ăn được nhiều hơn trong 1 lần ăn, sau đó thức ăn sẽ từ từ chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa.

Bài 2 (trang 141 SGK Sinh 7): Hãy trình bày cấu tạo trong của chim bồ câu.

Lời giải:

Các hệ cơ quan

Các thành phần cấu tạo trong hệ

Tiêu hóa

Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dại dày cơ, ruột, gan, tụy

Hô hấp

Khí quản, phổi

Tuần hoàn

Tim, các gốc động mạch, tì

Bài tiết

Thận

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm