Giải bài tập trang 25 Sinh lớp 7: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Giải bài tập Sinh lớp 7: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Giải bài tập SGK trang 25 Sinh lớp 7: Trùng kiết lị và trùng sốt rét được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về trùng kiết lị và trùng sốt rét nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết:

I. TRÙNG KIẾT LỊ

Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác ở chỗ chân giả rất ngắn. Bào xác trùng kiết lị (hình 6.1) theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng (hình 6.2) và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

Giải bài tập trang 25 Sinh lớp 7: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

II – TRÙNG SỐT RÉT

1. Cấu tạo và dinh dưỡng

Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. Chúng có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào.

2. Vòng đời

Trùng sốt rét do muỗi Anôphen (hình 6.3) truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu (cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt rét cách nhật).

Giải bài tập trang 25 Sinh lớp 7: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

3. Bệnh sốt rét ở nước ta

Trước cách mạng Tháng Tám. bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xoá bỏ bệnh sốt rét do Viện sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chủ trì, căn bệnh nguy hiểm này đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bột phát ở một số vùng.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 25 Sinh Học lớp 7:

Bài 1: (trang 25 SGK Sinh 7)

Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tế bào là hồng cầu.

Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:

  • Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
  • Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.

Bài 2: (trang 25 SGK Sinh 7)

Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Bài 3: (trang 25 SGK Sinh 7)

Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp,....

Đánh giá bài viết
27 4.175
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm