Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 10
Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 10 trang 37: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào bảng sau:
Bảng. Đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang
- Thảo luận và rút ra các đặc điểm chung của ngành Ruột Khoang.
Trả lời:
Các đặc điểm chung của ngành Ruột Khoang: đối xứng tỏa tròn, sống dị dưỡng, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
Câu 1 trang 38 Sinh học 7: Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung?
Trả lời:
Đối xứng tỏa tròn, sống dị dưỡng, ruột dạng túi (miệng vừa là nơi lấy thức ăn vừa là nơi thỉa bã), cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
Câu 2 trang 38 Sinh học 7: Em hãy kể tên các đại diện Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em.
Trả lời:
- Nước ngọt và mặn: thủy tức
- Vùng biển sâu: san hô, hải quỳ, sứa.
Câu 3 trang 38 Sinh học 7: Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số đại diện ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì?
Trả lời:
Một số đại diện ngành Ruột khoang có chất độc ở các tế bào gai → để đề phòng chất độc này, cần sửa dụng các dụng cụ: gang tay, panh, nẹp, vợt…
Câu 4 trang 38 Sinh học 7: San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?
Trả lời:
- San hô nhìn chung là có lợi: ấu trùng san hô là thức ăn của loài khác, làm phong phú hệ động vật, làm sạch nước biển, ngoài ra có thể trang trí… Tuy nhiên, có một chút tiêu cực khi các đảo san hô ngầm quá lớn gây cản trở giao thông đường biển.
- Vùng biển nước ta giàu san hô với nhiều loại hình thành nên bờ chắn, đảo san hô...