Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 13

Giải bài tập Sinh học 7 bài 13: Giun đũa

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 13: Giun đũa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 13 trang 48: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?

- Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cutincun thì số phận chúng sẽ như thế nào?

- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?

- *Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?

Trả lời:

- Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa: đẻ được nhiều trứng hơn trong một lần đẻ.

- Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cutincun thì giun sẽ bị tiêu hóa như những thức ăn khác khi chúng kí sinh trong ruột của sinh vật.

- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở giun đũa nhanh hơn. Vì đường thẳng đi nhanh hơn đường vòng và chất bã dễ dàng được thải ra.

- *Đặc điểm giúp giun đũa chui được vào ống mật: trứng giun đi đến ruột non, ấu trùng chui vào máu đi vào gan và rồi chui vào mật. Hậu quả đối với con người: tắc nghẽn ống mật, tắc đường tiêu hóa với biểu hiện đau bụng dữ dội.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 13 trang 49: Dựa vào sơ đồ vòng đời giun đũa và thông tin trên, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?

- Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm?

Trả lời:

- Rửa tay trước khi ăn giúp rửa trôi trứng giun nếu chúng có bám trên tay và không ăn rau sống để tránh các trứng giun có sống trong rau.

- Y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm vì cơ thể có thể dễ dàng mắc giun nên cần tẩy giun để diệt trừ giun.

Câu 1 trang 49 Sinh học 7: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?

Trả lời:

Đặc điểm

Sán lá gan

Giun đũa

Cơ thể

Hình lá, dẹp, màu đỏ

Thon dài, hai đầu thon lại (tiết diện ngang tròn)

Bên ngoài

Có giác bám

Có lớp vỏ cuticun

Ống tiêu hóa

Có hai nhánh ruột, không có hậu môn

Có 1 nhánh ruột kết thúc ở hậu môn

Sinh sản

Lưỡng tính, có tuyến noãn hoàng

Phân tính, tuyến sinh dục dạng ống

Câu 2 trang 49 Sinh học 7: Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người?

Trả lời:

Giun đũa sống kí sinh trong cơ thể con người → chúng hút chất dinh dưỡng → gây cạn dinh dưỡng trong cơ thể; ngoài ra còn gây tắc đường tiêu hóa (tắc ống mật, tắc đường ruột...)

Câu 3 trang 49 Sinh học 7: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.

Trả lời:

- Ăn chín uống sôi.

- Không ăn bốc bằng tay trần.

- Rửa tay trước khi ăn.

- Rửa tay sau khi đi vệ sinh.

- Không ăn các đồ sống, nếu ăn rau sống cần sơ chế kĩ càng.

- Tẩy giun định kì.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 7 ngắn nhất

    Xem thêm