Giải bài tập trang 88 SGK Sinh lớp 7: Châu chấu
Giải bài tập trang 88 SGK Sinh lớp 7: Châu chấu
Giải bài tập trang 88 SGK Sinh lớp 7: Châu chấu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về châu chấu nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 81 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 7: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
A. Tóm tắt lý thuyết: Châu chấu
Cơ thể châu chấu có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí đưa ô xi đến tận tế bào, hệ thần kinh có hạch não và chuỗi hạch bụng.
Chúng ăn thực vật, phàm ăn nên rất có hại. Châu chấu đẻ trứng trong đất. Châu chấu non mới nở đã gần giống bố, mẹ (kiểu biến thái không hoàn toàn), nhưng phải qua nhiều lần lột xác mới thực sự trở thành con trưởng thành.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 88 Sinh học lớp 7: Châu chấu
Bài 1: (trang 88 SGK Sinh 7)
Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Cơ thế có 3 phần (đầu, ngực, bụng);
Đầu có 1 đôi râu;
Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
Bài 2: (trang 88 SGK Sinh 7)
Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần đến tế bào. Còn ở tôm sông thì lại hô hấp bằng mang.
Bài 3*: (trang 88 SGK Sinh 7)
Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều (đẻ nhiều lứa trong năm và nhiều trứng trong một lứa). Nhờ đó, chúng sinh sản rất nhanh và thường gây hại lớn cho cây cối, mùa màng.