Giải bài tập trang 73 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
Giải bài tập trang 73 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
Giải bài tập trang 73 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về đặc điểm chung của ngành thân mềm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
A. Tóm tắt lý thuyết:
I – ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Ngành Thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau:
Về kích thước, ốc nước ngọt (ốc gạo, ốc rạ...) chỉ nặng khoảng vài chục gam nhưng loài bạch tuộc Đại Tây Dương nặng tới 1 tấn.
Về môi trường. Chúng phân bố ở độ cao hàng trăm mét (các loài ốc sên) trên các ao, hồ, sông, suối và biển cả, có loài ở dưới đáy biển sâu.
Về tập tính. Chúng có hình thức sống: vùi lấp (trai, sò, ngao, ngán...) đến lối sống bò chậm chạp (các loài ốc), tới cách di chuyển tốc độ nhanh (như mực nang, mực ống).
II -VAI TRÒ
Hầu như tất cả các loài thân mềm đều được sử dụng làm thức ăn không chỉ cho người mà còn cho các động vật khác. Một số loài có giá trị xuất khẩu cao. Tuy thế cũng có một số thân mềm có hại đáng kể.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 73 Sinh học lớp 7:
Bài 1: (trang 73 SGK Sinh 7)
Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Vì chúng có đặc điểm giống nhau:
- Thân mềm, cơ thế không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.
- Có hệ tiêu hóa phân hóa.
- Có khoang áo phát triển.
Bài 2: (trang 73 SGK Sinh 7)
Ở các chợ ở địa phương em có các loại thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loại nào có giá trị xuất khẩu?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Nói chung ở các chợ địa phương trong cả nước thường gặp các loại
Trai, hến. Chợ vùng biển còn có thêm mực (mực khô và mực tươi). Đó là những thực phẩm có giá trị xuất khẩu.
Bài 3: (trang 73 SGK Sinh 7)
Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Vỏ của các loài thân mềm thường được dùng trong thực tiễn như sau:
- Đồ trang sức.
- Vật trang trí.
- Đồ mỹ nghệ.