Giải VBT Sinh học 7 bài 19
Giải bài tập VBT Sinh học 7 bài 19 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong vở bài tập môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Giải Vở bài tập Sinh học 7 bài 19: Một số thân mềm khác
I. Một số đại diện (trang 45 VBT Sinh học 7)
1. (trang 45 VBT Sinh học 7)
Tìm một số đại diện thân mềm khác mà em gặp ở địa phương.
Trả lời:
Ốc sên, ốc bươu vàng, ốc nhồi,…
II. Một số tập tính ở thân mềm (trang 45, 46 VBT Sinh học 7)
1. (trang 45 VBT Sinh học 7)
Quan sát thực tế và hình 19.6 (SGK) trả lời các câu hỏi sau:
Trả lời:
- Ốc sên tự vệ bằng cách: Khi bị tấn công ốc sên chui vào trong vỏ để tự vệ vì chúng di chuyển chậm không có khả năng chạy chốn.
- Ý nghĩa sinh học của việc đào lỗ để đẻ trứng của ốc sên: để bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
2. (trang 46 VBT Sinh học 7)
Quan sát hình 19.7 (SGK) trả lời các câu hỏi sau:
Trả lời:
- Chọn cách săn mồi đúng của mực và mô tả cách săn bắt đó trong 2 cách sau:
+ Đuổi bắt mồi:
+ Rình mồi một chỗ (đợi mồi đến để bắt): mực thường ẩn mình trong rong rêu. Sắc tố trên cơ thể mực làm cơ thể chúng có màu giống môi trường. Khi mồi vô tình gần đến, mực vươn hai tua dài ra bắt mồi rồi co lại dùng 8 tua ngắn đưa vào miệng.
- Mực phun chất lỏng màu đen để săn bắt hay tự vệ? Mực có chạy trốn được không?
Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính, giúp mực có thể chạy trốn.
Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để chạy trốn hay không?
Mắt mực có số lượng tế bào thị giác rất lớn vẫn có thể nhìn thấy rõ được phương hướng để chạy chốn.
Ghi nhớ (trang 46 VBT Sinh học 7)
Đều là thân mềm nhưng mực và bạch tuộc có lối sống tự do, sò sống vùi mình trong cát. Chúng đều sống biển.
Còn ốc sên sống trên cạn, ốc vặn sống ở ao, ruộng. Ốc sên ăn thực vật và có hại cho cây trồng. Nhờ thần kinh phát triển nên ốc sên, mực và các thân mềm khác có giác quan phát triển và nhiều tập tính thích nghi với lối sống đảm bảo sự tồn tại của loài.
Câu hỏi (trang 46 VBT Sinh học 7)
1. (trang 46 VBT Sinh học 7):
Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại vết trên lá như thế nào?
Trả lời:
- Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ớ độ cao trên 1000m so với mặt nước biển.
- Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô, chất nhờn đó tạo nên vết màu trắng trên lá cây.
2. (trang 46 VBT Sinh học 7)
Nêu một số tập tính của mực:
Trả lời:
Ngoài tập tính săn mồi bằng cách rình bắt, hay phun “hỏa mù” che mắt kẻ thù để trốn chạy, mực còn có các tập tính sau:
- Chăm sóc trứng: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển.
- Con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối (tay giao phôi). Ở một số loài, tay giao phối có thể đứt ra mang theo các bó tinh trùng bơi đến thụ tinh cho con cái.
...............................
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải VBT Sinh học 7 bài 19: Một số thân mềm khác. Tài liệu thuộc chuyên mục Giải VBT Sinh học 7, bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong vở bài tập Sinh học 7, được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp các em học sinh nắm bắt bài học nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đây là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học tốt môn Sinh học 7 hơn. Chúc các em học tốt.
Ngoài Giải VBT Sinh 7 bài 19: Một số thân mềm khác, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để có kiến thức tổng hợp và đầy đủ về tất cả các môn.