Giải bài tập trang 155 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của thỏ

Giải bài tập trang 155 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của thỏ

Giải bài tập trang 155 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của thỏ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu tạo trong của thỏ nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 146 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim

Giải bài tập trang 151 SGK Sinh lớp 7: Thỏ

A. Tóm tắt lý thuyết: Cấu tạo trong của thỏ

Bộ xương thỏ (cũng như bộ xương các thú khác) là cột sống có 7 đốt sống cổ; hệ cơ xuất hiện thêm cơ hoành, tham gia vào hô hấp. Cấu tạo nội quan hoàn thiện: Phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí; Có 2 vòng tuần hoàn với tim 4 ngăn hoàn chỉnh (giống chim), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Thỏ thuộc động vật ăn thực vật kiểu gặm nhấm: có răng cửa sắc, răng hàm kiểu nghiền, thiếu răng nanh. Hệ tiêu hóa có manh tràng phát triển. Thận sau có cấu tạo hoàn thiện nhất. Não trước và tiểu não phát triển liên quan đến hoạt động phong phú và phức tạp ở thỏ.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 155 Sinh học lớp 7: Cấu tạo trong của thỏ

Bài 1: (trang 155 SGK Sinh 7)

Nêu những đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một đại diện lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.

Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.

Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

Bài 2: (trang 155 SGK Sinh 7)

Hãy nêu tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm ở hình 47.5 trang 155 SGK.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Cơ hoành co dãn làm thay đổi lồng ngực. Khi cơ hoành co, thể tích lồng ngực lớn, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi (hít vào). Khi cơ hoành dãn, thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài (thở ra).

Đánh giá bài viết
11 1.519
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm