Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Sinh 7 bài 25

Giải bài tập VBT Sinh học 7 bài 25 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong sách bài tập môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I. Nhện (trang 57, 58 VBT Sinh học 7)

1. (trang 57 VBT Sinh học 7)

Quan sát hình 25.1 (SGK), điền các cụm từ gợi ý (di chuyển và chăng lưới, cảm giác về khứu giác và xúc giác, bắt mồi và tự vệ, sinh sản, tiết ra tơ nhện, hô hấp) để làm rõ chức năng các bộ phận cấu tạo ngoài của nhện và ghi vào ô trống.

Trả lời:

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện

Các phần cơ thể

Số chú thích

Tên bộ phận quan sát thấy

Chức năng

Phần đầu - ngực

1

Đôi kìm có tuyến độc

Bắt mồi và tự vệ

2

Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông)

Cảm giác về khứu giác và xúc giác

3

4 đôi chân bò

Di chuyển và chăng lưới

Phần bụng

4

Phía trước là đôi khe hở

Hô hấp

5

Ở giữa là một lỗ sinh dục

Sinh sản

6

Phía sau là các núm tuyến tơ

Tiết ra tơ nhện

2. (trang 57 VBT Sinh học 7)

Quan sát hình 25.2 (SGK), đánh số vào ô trống theo một thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện

Trả lời:

+ Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)

4

+ Chăng dây tơ phóng xạ

2

+ Chăng dây tơ khung

1

+ Chăng các sợi tơ vòng

3

3. (trang 58 VBT Sinh học 7)

Nghiên cứu kĩ các thao tác bắt và tiêu hóa mồi gợi ý dưới đây, đánh số vào ô trống theo thứ tự hợp lí của tập tính săn mồi ở nhện

Trả lời:

+ Nhện hút dịch lỏng từ con mồi

4

+ Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc

2

+ Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi

3

+ Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

1

II. Sự đa dạng của lớp Hình nhện (trang 58 VBT Sinh học 7)

1. (trang 58 VBT Sinh học 7)

Quan sát các hình 25.3,4,5 (SGK) và các thông tin trong bài, thảo luận, rồi điền vào ô trống ở bảng sau.

Trả lời:

Bảng. Ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện

STT

Các đại diện

Nơi sống

Hình thức sống

Ảnh hưởng đến con người

Kí sinh

Ăn thịt

Có lợi

Có hại

1

Nhện chăng lưới

Trong nhà, ngoài vườn

2

Nhện nhà (con cái thường ôm trứng)

Trong nhà, các khe tường

3

Bọ cạp

Hang hốc, nơi khô ráo, kín đáo

4

Cái ghẻ

Da người

5

Ve bò

Da trâu, bò

Ghi nhớ (trang 59 VBT Sinh học 7)

Nhện là đại diện của lớp Hình nhện, co thể có hai phần: đầu – ngực và bụng, thường có 4 đôi chân bò. Chúng hoạt động chủ yếu về đêm, có các tập tính thích hợp với săn bắt mồi sống. Trừ một số đại diện có hại (như cái ghẻ, ve bò,…) còn đại đa số nhện có lợi và săn bắt sâu bọ có hại.

Câu hỏi (trang 59 VBT Sinh học 7)

1. (trang 59 VBT Sinh học 7)

Cơ thể Hình nhện có mấy phần? Vai trò của mỗi phần cơ thể?

Trả lời:

- Đầu - ngực: là trung tâm vận động và định hướng.

- Bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.

So sánh các phần cơ thể Hình nhện với Giáp xác?

Nhện giống Giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.

2. (trang 59 VBT Sinh học 7)

Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?

Trả lời:

Nhện có 6 đôi phần phụ, trong đó:

- Đôi kìm có tuyến độc.

- Đôi chân xúc giác.

- 4 đôi chân bò.

3. (trang 59 VBT Sinh học 7)

Nhện có các tập tính gì thích nghi với lối sống của chúng?

Trả lời:

- Thời gian kiếm sống: ban đêm

- Tập tính chăng lưới khắp nơi: dùng tơ để di chuyển và bẫy con mồi.

- Tập tính bắt mồi: Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ trói mồi. Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ). Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biên đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài).

...............................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải VBT Sinh học 7 bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện. Đây là tài liệu thuộc chuyên mục Giải VBT Sinh học 7, bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong vở bài tập Sinh học 7, được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp các em học sinh nắm bắt bài học nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đây là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học tốt môn Sinh học 7 hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài Giải VBT Sinh 7 bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để có kiến thức tổng hợp và đầy đủ về tất cả các môn.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
34
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Sinh Học 7

    Xem thêm