Giải bài tập trang 93 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Giải bài tập trang 93 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Giải bài tập trang 93 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Sâu bọ rất đa dạng về: số loài, cấu tạo, môi trường sống và tập tính. Chúng phân bố rộng khắp các môi trường sống trên hành tinh của chúng ta.

Sâu bọ có các đặc điểm chung như: cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh, hô hấp bằng ống khí. Sâu bọ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Một số sâu bọ làm hại đáng kể cây trồng nói riêng và nền sản xuất nông nghiệp nói chung.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 93 Sinh học lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Bài 1: (trang 93 SGK Sinh 7)

Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Nói chung ở các địa phương thường có các loài ong, kiến, mối, bướm, dế, bọ ngựa, đom đóm, châu chấu, cào cào. Các em cần tìm hiểu để nêu lên được các tập tính (săn mồi, tự vệ, sống thành xã hội, chăm sóc con non...) của các loài nêu trên.

Bài 2: (trang 93 SGK Sinh 7)

Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Sâu bọ có 1 đôi râu, 3 đôi chân, 2 đôi cánh (ở Giáp xác không có)

Bài 3: (trang 93 SGK Sinh 7)

Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Các em tìm hiểu các biện pháp phòng chống sâu bọ ở địa phương, để tự nhận thấy: Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.

Đánh giá bài viết
23 3.345
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trung Hồ
    Trung Hồ

    Hay quá em cảm ơn chị

    Thích Phản hồi 30/11/21

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm