Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những câu hát châm biếm

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Những câu hát châm biếm được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1) Tìm hiểu chung bài Những câu hát châm biếm

a/ Nội dung

- Ca dao châm biếm thể hiện hai thái độ ứng xử, hai cách thể hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất của người bình dân Việt Nam trong hiện thực cuộc sống.

+ Than thở, trữ tình

+ Cười cợt, châm biếm

b/ Hình thức

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

2) Đọc - hiểu văn bản Những câu hát châm biếm

a/ Bài ca thứ hai

- Điệp từ ngữ "thương thay" (lặp đi lặp lại 4 lần): Diễn tả và tô đậm thêm những nỗi thương cảm

- Những hình ảnh ẩn dụ

+ "Con tằm" - "nhả tơ": thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

+ "Con kiến" - "tìm mồi": thân phận nhỏ nhoi suốt đời làm lụng mà vẫn nghèo khó

+ "Con hạc" - "bay mỏi cánh": thân phận phiêu bạt và những cố gắng vô vọng

+ "Con cuốc" - "kêu ra máu": thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không tìm được lẽ công bằng. Bài ca dao biểu hiện nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người lao động trong xã hội cũ đồng thời bày tỏ nỗi niềm thương cảm với những người bất hạnh, buồn đau

b/ Bài ca thứ ba

- "Thân em" là một lối mở đầu quen thuộc trong nhiều bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong Xã hội phong kiến.

"Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"

- So sánh, liên tưởng:

+ Thân phận người phụ nữ bé mọn, chìm nổi, trôi dạt vô định giữa sóng gió cuộc đời.

+ Mặt khác, bài ca dao còn lên tiếng oán trách xã hội đã rẻ rúng, coi thường người phụ nữ, không cho họ có cơ hội hạnh phúc.

* Tổng kết

Nghệ thuật

- Sử dụng các cách nói: thân cò, thân em, con cò, thân phận…

- Sử dụng các thành ngữ: lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi

- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ.

- Tạo nên tiếng cười châm biếm, hài hước.

Nội dung: Một khía cạnh khác làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực.

3) Bài tập minh họa bài Những câu hát châm biếm

Đề bài 1: Sưu tầm một số bài ca dao châm biếm

Đáp án

"Chồng người đánh giặc sông Lô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp cầm muôi đánh ruồi".

"Bà Bảy đã tám mươi tư

Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng".

"Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn"

Đề bài 2: Nói về ca dao hài hước, châm biếm, có ý kiến cho rằng: “Cùng với truyện cười, về sinh hoạt, những bài ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc trưng của nghệ thuật trào lộng Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội”. Bằng hiểu biết của mình về ca dao hài hước, châm biếm Việt Nam, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

1/ Mở bài

- Ca dao hài hước, châm biếm chiếm một vị trí đáng kể trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

- Trích dẫn ý kiến trên.

2/ Thân bài

- Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao Việt Nam rất đa dạng và phong phú

+ Bên cạnh những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa và những bài than thân, còn khá nhiều bài ca dao hài hước, châm biếm.

- Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm mang đặc trưng của nghệ thuật trào lộng dân gian.

+ Tiếng cười mang tính giải trí trong ca dao hài hước, châm biếm: Đời sống của người dân Việt ngày xưa vất vả, khó nhọc, tiếng cười cất lên nhằm làm cho cuộc sống tươi vui, đỡ nhọc nhằn ⇒ Nó không nhằm phê phán, đả kích ai.

+ Tiếng cười mang tính chất phê phán trong ca dao hài hước, châm biếm

+ Người dân lao động phải vất vả quanh năm nhưng lại bị áp bức, khổ cực.

+ Trái lại, nhiều kẻ ăn trắng mặc trơn đóng vai “phụ mẫu” của dân rồi sống bằng sự lừa lọc những người cả tin, kẻ không ra gì mà ra vẻ đạo đức.

→ Nhân dân phê phán tất cả những hiện tượng, con người ấy.

- Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm nói riêng không có những hình thức nghệ thuật mang tính ước lệ của văn chương bác học.

+ Rất hiếm khi gặp điển cố, điển tích trong ca dao dân ca.

+ Nếu có, đó là những điển tích ai cũng biết, ai cũng hiểu.

3/ Kết bài

- Một loại hình sinh hoạt văn học dân gian chiếm một vị trí đáng kể trong cuộc sống lao động của người dân.

- Tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội

---------------------------------------------

Với nội dung bài Những câu hát châm biếm các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về giá trị nội dung, nghệ thuật và nhân đạo của những câu hát châm biếm trong kho tàng dân gian Việt Nam…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Những câu hát châm biếm. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm