Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Chơi chữ

Giải bài tập Ngữ văn bài 14: Chơi chữ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Chơi chữ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Chơi chữ

I. Kiến thức cơ bản

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

• Các lối chơi chữ thường gặp:

Dùng từ ngữ đồng âm;

Dùng lối nói trại âm (gần âm);

Dùng cách điệp âm;

Dùng lối nói lái;

Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

• Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố...

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Thế nào là chơi chữ

Bài ca dao:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.

Câu 1. Nhận xét về nghĩa của từ “lợi” trong bài ca dao

- Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

- Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là: Phần thịt bao quanh chân răng => (răng lợi).

Câu 2. Việc sử dụng từ “lợi” ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

Câu 3. Việc sử dụng từ “lợi” như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước di dóm.

2. Các lối chơi chữ

Chỉ ra lối chơi chữ được sử dụng trong các câu ca sau:

Câu 1.

Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là sử dụng lối nói trại âm (gần âm): Ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng là vị tướng giải được lưu danh; còn ranh tướng là kẻ ranh ma - ý mỉa mai – chế giễu.

Câu 2.

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần => Diễn tả sự mịt mờ của không gian đây mưa.

Сâu 3.

Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái:

• Cá đối nói lái thành cối đá.

• Mèo cái nói lái thành mái kèo.

Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

Câu 4.

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm:

Sầu riêng - danh từ – chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ.

Sầu riêng – tính từ – chỉ sự phiền muộn riêng tư của con người.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,

Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng me,

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen tuông nói dối,

Lằn lưng cam chịu dấu roi tra

Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

(Lê Quý Đôn)

Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc:

- Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa:

Tất cả các từ ngữ: Liu điu, rắn, then đèn, hổ lửa, mai gầm, rảo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.

- Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Chơi chữ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Chơi chữ

Câu 2. Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi với nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?

- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

+ Những tiếng chỉ sự vật gần gũi: Thịt, mỡ, dò, nem, chả => thức ăn làm bằng chất liệu thịt.

+ Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ.

+ Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

– Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp

+ Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: Nứa, tre, trúc, hóp

+ Thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.

+ Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ.

+ Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước.

Câu 3. Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo (báo Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Văn nghệ...).

a)

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Ngàn vàng khôn chuộc dấu bội tôi.

(Hồ Xuân Hương – Khóc Tổng Cóc)

Cách chơi chữ trong bài thơ này rất giống với cách chơi chữ trong bài thơ của Lê Quý Đôn: Sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa: Cóc, bén, (nhái bén), nòng nọc, chuộc (châu chuộc), chàng (chẫu chàng) đều là họ hàng của cóc, ếch, nhái. b)

Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một lần.

(Nguyễn Du)

Cách chơi chữ dùng từ gần âm: tài - tại.

c)

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Cách chơi chữ dùng từ đồng âm.

d)

Con cò lửa nằm giữa cửa lò.

(Ca dao)

Cách chơi chữ dùng lối nói lái: cò lửa → cửa lò.

Câu 4. Năm 1946 bà Hằng Phương biểu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:

Cảm ơn bà biếu gói cam

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Trong bài thơ Bác Hồ đã sử dụng lối chơi chữ như thế nào?

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm