Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Giải bài tập Ngữ văn bài 14: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Một thứ quà của lúa non: Cốm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Một thứ quà của lúa non: Cốm

Thạch Lam

I. Kiến thức cơ bản

- Về tác giả: Thạch Lam (1910 - 1942) sinh tại Hà Nội, tên khai sinh Nguyễn Tường Lân là nhà văn nổi tiếng của nhóm Tự lực văn đoàn trước 1945. Ông là một cây bút tinh tế, nhạy cảm trong việc khai thác thế giới cảm xúc cảm giác của con người.

- Về tác phẩm: Được rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943) tập tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày khá bình dị, không mấy cao sang nhưng đậm đà hương vị riêng, thể hiện sự tinh tế khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của đất kinh kì.

“Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”. Bằng ngòi bút tinh tế nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

- Nội dung: Bài tùy bút viết về cốm – Một thứ quà làm từ lúa non rất phổ biến ở miền Bắc, đặc biệt nơi làm cốm ngon nổi tiếng là cốm làng Vòng ở Hà Nội.

- Phương thức biểu đạt: Để nói về đối tượng, tác giả đã sử dụng rất nhiều phương thức biểu đạt: Miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận, nhưng phương thức chủ yếu là bình luận.

- Bố cục của bài văn: Gồm có 3 phần (theo cách phân chia của Nguyễn Đăng Điệp):

- Phần 1 (Từ đầu đến “thuyền rồng”): Cốm – Sự kết hợp tài tình giữa tinh túy của trời đất và bàn tay khéo léo của con người.

- Phần 2 (tiếp theo đến “kín đáo và nhũn nhặn”): Cốm thức dâng của trời đất, một sản phẩm văn hóa độc đáo.

- Phần 3 (còn lại): Hãy nâng việc thưởng thức cốm thành một nghệ thuật.

Câu 2. Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của Trời” và cho biết tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào? Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?

- Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh chi tiết:

+ Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè

+ Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh => Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết.

- Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:

+ Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: Hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: Hương sen, hương lúa, hương sữa.

+ Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ...”

+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.

Câu 3. Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sau tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?

- Nhận xét của tác giả về việc dùng cốm làm đồ sệu tết (sêu tết: Là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới).

- Cốm không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị văn hóa tinh thần.

- Cốm và hồng biểu trưng cho sự hòa hợp, gắn bó đôi lứa.

- Đó là thứ quả cao quý, kín đáo và nhũn nhặn, thể hiện cái mộc mạc giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

- Phương diện biểu đạt: thể hiện trên hai phương diện:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Một thứ quà của lúa non: Cốm

=> Hai vị nâng đỡ cho nhau để được hạnh phúc bền lâu, hiếm có sự hòa hợp nào trọn vẹn hơn thế.

Câu 4. “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả?

Đây là đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của cốm.

- Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước.

- Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh.

- Hương vị: Cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

=> Đoạn văn ngắn nhưng ý nghĩa khái quát cao.

Câu 5. Đoạn sau của bài văn (từ “cốm không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào?

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Đánh giá bài viết
9 2.172
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm