Soạn bài Chơi chữ ngắn gọn

Soạn Văn 7: Chơi chữ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo về khái niệm, các kiểu chơi chữ thường dụng trong đoạn văn, văn bản để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

I - Thế nào là chơi chữ

Đọc bài ca dao sau đây và trả lời câu hỏi:

Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

Câu 1 trang 164 Ngữ Văn 7 tập 1

Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này?

Xem đáp án
  • Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.
  • Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

Câu 2 trang 164 Ngữ Văn 7 tập 1

Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

Xem đáp án
Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là hiện tượng đồng âm khác nghĩa.

Câu 3 trang 164 Ngữ Văn 7 tập 1

Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?

Xem đáp án

Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo "bà già": Bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa

→ sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm.

II - Các lối chơi chữ

Ngoài lối chơi chữ như đã dẫn ở mục I, còn những lối chơi chữ khác. Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu dưới đây:

(1) Sánh với Na-va "ranh tướng" Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

(2) Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên mãi mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

(3) Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

(4) Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
Mời cô mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

(Phạm Hổ)

Xem đáp án

Các lối chơi chữ:

(1) Gần âm: “ranh tướng” → trại âm: “Ranh tướng” (kẻ ranh ma) phát âm gần với “danh tướng” (vị tướng giỏi).

(2) Điệp âm: Các tiếng trong hai câu đều có âm “m” đứng đầu diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

(3) Nói lái: Cá đối → cối đá - Mèo cái → mái kèo ⇒ diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

(4) Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

  • Sầu riêng – danh từ - một loại trái cây ở Nam Bộ
  • Sầu riêng – tính từ - phiền muộn riêng từ của con người.

III - Luyện tập Chơi chữ

Câu 1 trang 165 Ngữ Văn 7 tập 1

Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ:

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

(Lê Quý Đôn)

Xem đáp án

Lối chơi chữ:

- Dùng từ gần nghĩa: Tất cả các từ liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.

- Dùng từ đồng âm:

  • Liu điu: Tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)
  • Rắn: Chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): Cứng rắn, cứng đầu.

Câu 2 trang 165 Ngữ Văn 7 tập 1

Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải chơi chữ không:

- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

- Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm khúc, thở dài hí hóp.

Xem đáp án

- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

  • Những tiếng chỉ sự vật gần gũi: Thịt, mỡ, dò, nem, chả ⇒ thức ăn từ thịt.
  • Dùng lối nói chơi chữ thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

- Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

  • Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: Nứa, tre, trúc, hóp ⇒ thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.
  • Dùng lối chơi chữ tạo sự dí dỏm, hài hước.

Câu 3 trang 166 Ngữ Văn 7 tập 1

Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo (Báo Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Văn nghệ...)

Xem đáp án

Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:

- Thay đổi trật tự các chữ (hay nói ngược):

  • Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.
  • Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

- Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

  • Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.
  • Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

Câu 4* trang 166 Ngữ Văn 7 tập 1

Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:

Cảm ơn bà biếu gói cam
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Xem đáp án

- Lối chơi chữ: Sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.

- Yếu tố Hán Việt: Khổ - đắng; tận - hết; cam - ngọt; lai - đến.

(Xuất phát từ: t hành ngữ Khổ tận cam lai (hết khổ đến sướng)

-----------------------------------------------------

>> Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan: Soạn bài Chơi chữ (chi tiết)

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Chơi chữ ngắn gọn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học nhanh chóng và dễ dàng, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu thi học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chuyên mục Soạn văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn 7 sẽ là tài liệu hay cho các em tham khảo. Các hướng dẫn giải được trình bày ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, giúp các em học sinh ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.

Tham khảo thêm:

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
61 11.594
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 7 KNTT siêu ngắn

    Xem thêm