Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút bài Ý nghĩa văn chương

Đề luyện tập Ngữ văn 7: Ý nghĩa văn chương

VnDoc.com xin giới thiệu Đề kiểm tra 15 phút bài Ý nghĩa văn chương bao gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2. Sau đây mời các em tham khảo.

Bộ đề kiếm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7 trên VnDoc.com được biên soạn và hệ thống theo từng bài giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức được học trong chương trình môn Văn lớp 7. Việc ôn luyện theo từng bài sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản, đồng thời học tốt môn Ngữ văn 7 hơn.

1. Trong các câu sau, câu nào là luận chứng của văn bản Ý nghĩa văn chương?

A. "Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và lòng vị tha".

B. "Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp đập với sự run rẩy của con chim sắp chết".

C. "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài".

D. "Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, lòng vị tha".

2. Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương trong bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh?

A. Văn chương giúp cho con người hăng say lao động hơn.

B. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha.

C. Văn chương giúp cho con người biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên.

D. Văn chương gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm đã sẵn có.

3. Câu nào sau đây cho thấy được sự phong phú của văn chương khi phản ánh cuộc sống trong bài viết Ý nghĩa văn chương?

A. "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài".

B. "Văn chương còn sáng tạo ra sự sống".

C. "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng".

D. "Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha".

4. Tại sao nói Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương?

A. Vì những lí lẽ đều đề cập đến văn chương.

B. Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương.

C. Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương.

D. Vì dẫn chứng trong bài viết là tác phẩm văn chương.

5. Quan niệm nào về văn chương sau đây có thể bổ sung cho quan niệm của Hoài Thanh để có một quan niệm đầy đủ về nguồn gốc của văn chương trong bài viết Ý nghĩa văn chương?

A. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí bên ngoài con người.

B. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn biết trước tương lai của con người.

C. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn tìm hiểu quá khứ của con người.

D. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.

6. "Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha."

(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)

Cách hiểu nào dưới đây giải thích hợp lí nhất ý kiến trên của Hoài Thanh về nét tương đồng giữa nguồn gốc và công dụng của văn chương ?

A. Người viết đã sống với các nhân vật để rồi đọc xong tác phẩm, người đọc cảm nhận được, mang lòng vị tha ấy trở lại cuộc đời, làm cuộc đời tốt đẹp hơn.

B. Văn chương bắt nguồn từ cái đẹp và chỉ hướng tới cái đẹp cả trong nghệ thuật lẫn cuộc sống, phụng thờ cái đẹp để mà tồn tại.

C. Văn chương giúp chúng ta thấu hiểu được những cảnh đời cơ cực, chia sẻ khó khăn với người bất hạnh hơn ta.

D. Ý nghĩa của tác phẩm văn chương là ở chỗ giúp cho ta biết tha thứ cho người khác, nhất là những lỗi lầm ghê gớm, để ta bao dung hơn với đời.

7. Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết Ý nghĩa văn chương?

A. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.

C. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.

D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.

8. Văn bản Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào?

A. Phân tích, đánh giá các vấn đề của văn chương nói chung.

B. Phân tích, đánh giá các vấn đề của một hiện tượng văn học cụ thể.

C. Phê bình, bình luận về một hiện tượng văn học cụ thể.

D. Bình luận về các vấn đề của văn chương nói chung.

9. Câu nào sau đây thể hiện chính xác nội dung của văn bản Ý nghĩa văn chương?

A. Thể hiện đầy đủ cảm xúc của tác giả đối với tác phẩm văn học.

B. Đề cao giá trị nhân đạo của các tác phẩm văn học đối với cuộc sống con người.

C. Nêu bật nguồn gốc của văn chương trong cuộc sống con người.

D. Thể hiện một cách đầy đủ và toàn diện các ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống con người.

10. Câu văn nào dưới đây nêu lên nhiệm vụ của văn chương trong bài viết Ý nghĩa văn chương?

A. "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài".

B. "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng".

C. "Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha".

D. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn lớp 7

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

B

D

A

D

D

D

B

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút bài Ý nghĩa văn chương. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 7 môn Ngữ văn

    Xem thêm