Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đề luyện tập Ngữ văn 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

VnDoc.com xin giới thiệu bộ đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 7 được biên soạn và hệ thống theo từng bài giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức được học trong chương trình môn Văn lớp 7. Sau đây mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

1. Ý nghĩa nổi bật nhất của chi tiết "trẻ con cướp tranh" trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ?

A. Phản ánh những thói xấu của trẻ em trong xóm.

B. Cho ta thấy cả nỗi khổ của những người trong xóm.

C. Nói rõ hơn nỗi khổ của tác giả.

D. Thể hiện tâm trạng bực tức của tác giả.

2. Đỗ Phủ được mệnh danh là

A. Tiên thơ.

B. Phật thơ.

C. Thánh thơ.

D. Thần thơ.

3. Những nhân vật nào được nhắc đến trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá?

A. Nhà thơ, trẻ con thôn Nam, đàn bà thôn Nam, kẻ sĩ nghèo.

B. Nhà thơ, trẻ con thôn Nam, con nhà thơ, kẻ sĩ nghèo.

C. Nhà thơ, trẻ con thôn Nam, con nhà thơ.

D. Nhà thơ, người dân thôn Nam, trẻ con thôn Nam.

4. Dòng nào thể hiện đầy đủ nhất nỗi khổ của nhà thơ trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ?

A. Nhà tranh dột nát, con thơ đói khát.

B. Xa quê, một mình cô đơn.

C. Nhà nghèo, bệnh tật không có thuốc chữa.

D. Sống cảnh loạn li, nhà nghèo, tuổi già, con dại.

5. Trong khổ thơ thứ hai bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, bên cạnh việc thể hiện nỗi ấm ức khi bị mất mát về vật chất (bị lũ trẻ lấy mất những tấm mái tranh), tác giả còn thể hiện nỗi đau về nhân tình thế thái. Tâm trạng đó được thể hiện ở ý nào?

A. Những nhà thơ, nghệ sĩ tài hoa không thể có được một cuộc sống yên ổn.

B. Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách hồn nhiên trong sáng của trẻ thơ.

C. Nỗi bất lực của nhà thơ trước xã hội loạn li, bản thân có tài năng mà phải sống cảnh thiếu thốn, khổ cực.

D. Cuộc đời bất công đã lấy đi của ông - một người nghèo khó - nơi duy nhất để nương náu.

6. Nhà thơ thể hiện nỗi bất hạnh của người nào trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá?

A. Nỗi bất hạnh đau khổ của trẻ con trong xóm.

B. Nỗi bất hạnh và đau khổ của những nhà thơ cống hiến hết mình cho nghệ thuật.

C. Nỗi bất hạnh đau khổ của những kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ.

D. Nỗi bất hạnh đau khổ của chính mình.

7. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được viết theo thể thơ gì?

A. Thất ngôn bát cú.

B. Cổ thể.

C. Song thất lục bát.

D. Thất ngôn tứ tuyệt.

8. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá gồm mấy đoạn?

A. 2 đoạn.

B. 5 đoạn.

C. 3 đoạn.

D. 4 đoạn.

9. Ước mơ của Đỗ Phủ trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là ước mơ

A. bình dị, gần gũi và thiết thực.

B. chan chứa lòng vị tha và tinh thần nhân đạo.

C. lãng mạn, hào hùng đầy tinh thần lạc quan.

D. giản dị mà vô cùng cảm động.

10. Trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, trong nỗi đau khổ, nhà thơ Đỗ Phủ ước mơ gì?

A. Ước một ngôi nhà vững chãi cho mình.

B. Ước trời yên gió lặng.

C. Ước được sống ở quê nhà.

D. Ước ngàn vạn gian nhà vững chãi cho mọi người.

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn lớp 7

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

D

B

C

B

D

B

D

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 7 môn Ngữ văn

    Xem thêm