Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Sau phút chia li
Đề luyện tập Ngữ văn 7: Sau phút chia li
VnDoc.com xin giới thiệu bộ đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 7 được biên soạn và hệ thống theo từng bài giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức được học trong chương trình môn Văn lớp 7. Sau đây mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Sau phút chia li.
1. Những từ ngữ: "chàng còn, thiếp hãy, cùng trông, cùng chẳng thấy" trong đoạn trích Sau phút chia li là tình cảm như thế nào giữa hai người?
A. Chỉ có người vợ nhớ thương, còn người chồng cứng cỏi, không mảy may thương nhớ.
B. Cả hai đều lạnh lùng, dửng dưng trước cuộc chia li.
C. Cả hai vô cùng thương nhớ, quyến luyến và đau khổ vì phải chia li.
D. Chỉ có người chồng buồn nhớ, còn người vợ cố gắng động viên chồng ra đi.
2. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú.
B. Ngũ ngôn bát cú.
C. Lục bát.
D. Song thất lục bát.
3. Việc sử dụng hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" trong bài thơ Sau phút chia li có tác dụng gì?
A. Làm cho mọi người cảm nhận được nỗi buồn của người vợ khi phải chia li chồng.
B. Làm cho khung cảnh chia li thêm sầu thảm, buồn thê lương; và càng làm tăng nỗi nhớ của người vợ.
C. Làm cho khung cảnh chia li thêm sinh động, đẹp đẽ.
D. Làm cho nỗi sầu nhanh chóng trôi qua.
4. Từ chỉ màu xanh nào không có trong đoạn thơ Sau phút chia li?
A. mây biếc.
B. núi lam.
C. xanh ngắt.
D. xanh xanh.
5. Trong đoạn trích Sau phút chia li, khoảng cách giữa người ra đi và người ở lại là khoảng cách như thế nào?
A. Xa vời, nhưng vẫn có thể nhìn thấy nhau.
B. Khá gần, nhưng nhiều cách trở.
C. Không xa lắm, dễ dàng vượt qua.
D. Càng lúc càng xa vời vợi, không thể nào nhìn thấy nhau.
6. Dòng nào liệt kê đủ màu xanh trong đoạn trích Sau phút chia li?
A. Biếc, xanh, xanh xanh, xanh ngắt.
B. Biếc, xanh rì, xanh ngắt, xanh mờ.
C. Biếc, xanh, xanh rờn, xanh xanh.
D. Biếc, xanh om, xanh, xanh ngắt.
7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc)?
A. So sánh.
B. Liệt kê.
C. Điệp ngữ.
D. Nhân hóa.
8. Hai câu thơ
"Chốn Hàm Dương chàng con ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang"
(Sau phút chia li)
diễn tả điều gì?
A. Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.
B. Nỗi buồn trong ngày chia li của hai vợ chồng.
C. Sự lưu luyến không muốn chia xa của hai vợ chồng.
D. Sự lo lắng, bất an của người vợ cho sự an nguy của chồng ngoài mặt trận.
9. Với việc nêu ra nỗi sầu của người phụ nữ trông chồng trong bài thơ Sau phút chia li, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
A. Thể hiện nỗi bất hạnh của những người phụ nữ có chồng ra mặt trận.
B. Vừa thể hiện đức tính đoan trang của người phụ nữ, vừa thể hiện vai trò của người đàn ông trong xã hội phong kiến.
C. Vừa mong chờ ngày chồng trở về trong chiến thắng vẻ vang, vừa hi vọng vào một ngày mai hạnh phúc.
D. Vừa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
10. Trong bài thơ Sau phút chia li, tác giả đã sử dụng hai địa điểm để nói lên sự xa cách giữa vợ và chồng. Đó là địa điểm nào?
A. Hàm Dương và Tiêu Tương.
B. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
C. Miền Nam và miền Bắc Việt Nam.
D. Hoàng Sa và Trường Sa.
Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn lớp 7
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | D | B | B | D | A | C | C | D | A |
Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Sau phút chia li. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.