Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Ngắn nhất - Cánh Diều

Soạn Văn 9 Ngắn nhất Sông núi nước Nam - Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 15: Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Trả lời:

Bối cảnh xuất hiện:

- Theo sách Lĩnh Nam chích quái: Tương truyền 2 vị thần trên sông Như Nguyệt là Trương Hồng, Trương Hát đã hiển linh phù trợ, ngâm bài thơ Sông núi nước Nam khiến quân Tống hoảng sợ, vì thế mà thất bại

- Theo Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép lại: Năm 1076 Lý Thường Kiệt cho phòng tuyến trên sông Như Nguyệt chống quân Tống, trong đêm tối, có tiếng thần ngâm bài thơ Sông núi nước Nam từ trong đền, sau đó quân Tống thảm bại

Bài thơ Sông núi nước Nam được gọi là thơ thần vì: theo cả 2 bản ghi chép thì bài thơ này đều được ngâm lên bởi các vị thần

Câu 2 trang 15: Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ qua số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm.

Trả lời:

  • Số dòng: 4 dòng
  • Số chữ: mỗi dòng có 7 chữ
  • Niêm: Các âm tiết (chữ) thứ 2 của câu 1 và 4, câu 2 và 3 cùng thanh (niêm với nhau)
  • Luật: Chữ thứ 2 trong câu 1 mang thanh trắc (quốc), cho nên bài thơ theo luật trắc
  • Cách hiệp vần: Gieo vần bằng ở cuối các câu thơ 1, 2 và 4 (cư, thư, hư)

Câu 3 trang 15: Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?

Trả lời:

- Khẳng định: chủ quyền nước Nam là của người Nam

- Các từ ngữ đóng vai trò:

  • Khẳng định chủ quyền của nước Nam - được ông trời, sách trời ghi chép
  • Khẳng định lòng tự tôn, tự hào dân tộc - ngang hàng với nước Tống

Câu 4 trang 15: Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.

Trả lời:

- Dòng thơ thứ 3:

  • "nghịch lỗ" (kẻ ngang ngược): chỉ quân xâm lược
  • "như hà" (cớ sao): dùng để truy tội về lý do mà kẻ xâm lược dám làm ra hành vi trái ý trời

- Dòng thơ thứ 4:

  • "nhữ đẳng" (chúng bay): thể hiện sự khinh bỉ dành cho quân xâm lược
  • "hành khan thử bại hư": rồi kết quả sẽ là sự bại vong

⇒ Tổng kết: Hai câu thơ cuối đã thể hiện sức mạnh tinh thần mạnh mẽ và niềm tin vững chắc vào thắng lợi của dân tộc

Câu 5 trang 15: Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào?

Trả lời:

  • Hai dòng thơ đầu là nền tảng mang tính tất yếu và khách quan (ý trời) để giúp tác giả khẳng định sức mạnh, niềm tin về chiến thắng ở hai dòng thơ cuối
  • Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối quan hệ nhân - quả

Câu 6 trang 15: Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc gì? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ ngày nay?

Trả lời:

- HS tự trình bày những tình cảm, cảm xúc của mình.

Gợi ý:

Bài thơ gợi lên trong em tình yêu và niềm tự hào sâu sắc về tinh thần yêu nước và truyền thống giữ nước của cha ông. Cùng với đó là lòng tự hào về sự dũng cảm, mạnh mẽ, hiên ngang, tự tin, kiêu hãnh của các thế hệ đi trước trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Nội dung, tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như sau:

  • Khẳng định độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam ta là bất khả xâm phạm
  • Nêu cao lòng tự hào, sự tự tin và tình yêu và truyền thống dựng nước và giữ nước
  • Nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải có ý thức xây dựng đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ

Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Chi tiết - Cánh Diều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
141
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Cánh Diều Ngắn nhất

    Xem thêm