Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 Ngắn nhất - Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Trước khi đọc Rô-mê-ô và Giu-li-ét Ngắn nhất

Tình yêu là đề tài phổ biến trong văn học, nghệ thuật. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về một tác phẩm viết về đề tài này.

Trả lời:

Gợi ý: Tôi yêu em (Pu-skin)

Tác phẩm này nói về tình yêu sâu đậm và cao thượng, giàu sự hi sinh của chàng trai dành cho cô gái mình yêu. Tình cảm chân thành ấy khiến em vô cùng xúc động và thán phục

B. Đọc văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét Ngắn nhất

Chú ý trang 118: Lời thoại của hai nhân vật có gì đặc biệt?

Trả lời:

Là lời độc thoại được cất thành lời

Suy luận trang 119: Tại sao Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ?

Trả lời:

Vì dòng họ của 2 người có mối thù truyền kiếp

Chú ý trang 120: Điều gì đã làm cho Rô-mê-ô có thể gặp gỡ Giu-li-ét.

Trả lời:

Tình yêu sâu đậm của anh

C. Trả lời câu hỏi Rô-mê-ô và Giu-li-ét Ngắn nhất

Câu 1 trang 121: Sự việc Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét diễn ra trong tình thế như thế nào?

Trả lời:

Tình thế nguy hiểm và kịch tính vì: dòng họ cùa 2 người có mối thâm thù, Rô-mê-ô có thể bị tấn công nếu bị phát hiện

Câu 2 trang 121: Hãy nhận xét cách bày tỏ tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Trả lời:

Nhận xét: sử dụng lối nói hoa mĩ, giàu hình ảnh biểu tượng, ví von và hàng loạt thán từ

→ Chỉ phù hợp với sân khấu kịch

Câu 3 trang 121: Phân tích các hình thức thoại và chỉ ra vai trò của chúng trong việc thể hiện diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Trả lời:

a) Độc thoại:

- Rô-mê-ô sử dụng lời độc thoại để:

  • thể hiện sự ngây ngất, say mê của mình với Giu-li-ét
  • khắc họa lại nhan sắc kiều diễm của Giu-li-ét

- Giu-li-ét: sử dụng lời độc thoại để thể hiện tình yêu cháy bỏng dành cho Rô-mê-ô

→ Tác dụng: giúp người đọc hiểu được thế giới nội tâm của nhân vật

b) Đối thoại: hai nhân vật đối thoại với nhau để:

  • bày tỏ tình yêu
  • khẳng định quyết tâm dám làm mọi thứ vì tính yêu, thậm chí là từ bỏ tên họ

→ Tác dụng: Thể hiện sự tương tác, đồng điệu, ăn ý giữa hai nhân vật

Câu 4 trang 121: Đoạn trích cho thấy những xung đột gì trong toàn bộ vở kịch?

Trả lời:

- Trong toàn bộ vở kịch tồn tại hai xung đột chính:

  • Dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu
  • Tình yêu chân thành và mối thù vô nghĩa của hai dòng họ

- Ngoài ra, vở kịch còn chứa đựng xung đột giữa quyền tự do yêu đương và ràng buộc của lễ giáo phong kiến

Câu 5 trang 121: Từ phần tóm tắt nội dung vở kịch, hãy cho biết hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Ca-piu-lét có liên hệ như thế nào với chuỗi hành động tiếp theo của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và kết cục của vở kịch.

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 121: Qua nội dung tóm tắt vở kịch, cho biết kết cục tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã tác động như thế nào đến hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu?

Đang cập nhật...

Câu 7 trang 121: Tìm một tác phẩm nghệ thuật hiện đại (văn học, hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, ... ) lấy đề tài từ câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nêu một điểm tương đồng giữa tác phẩm đó với vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Uy-li-am Sếch-xpia.

Đang cập nhật...

D. Viết kết nối với đọc Rô-mê-ô và Giu-li-ét Ngắn nhất

Dựa vào xung đột mà Sếch-xpia đề cập trong vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét và thực tiễn cuộc sống, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về khát vọng tình yêu của con người.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Ngắn nhất

    Xem thêm