Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Quê hương lớp 9 Ngắn nhất - Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Chuẩn bị đọc Quê hương lớp 9 Ngắn nhất

Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?

Trả lời:

Gợi ý:

  • Hình ảnh khu vườn ăn quả, hàng cây, đầm sen, bờ sông, lũy tre, con đường đất đỏ...
  • Hình ảnh người nông dân cày cấy, đánh bắt hải sản...

B. Trải nghiệm cùng văn bản Quê hương lớp 9 Ngắn nhất

Tưởng tượng trang 13: Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.

Trả lời:

Cảnh đoàn tàu ra khơi đánh cá hùng tráng trong ánh bình minh.

Suy luận trang 13: Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?

Trả lời:

Khổ thơ cuối nỗi nhớ quê hương da diết, sâu đậm của nhà thơ

C. Suy ngẫm và phản hồi Quê hương lớp 9 Ngắn nhất

Câu 1 trang 14: Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.

Trả lời:

Người dân làng chàiCuộc sống làng chài
  • “làn da ngăm rám nắng”
  • “thân hình nồng thở vị xa xăm”
  • “bơi thuyền đi đánh cá”
  • “phăng mái chèo, mạnh mẽ"
  • "ồn ào trên bến đỗ"
  • "tấp nập đón ghe về"

Câu 2 trang 14: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Trả lời:

Biện pháp tu từHiệu quả

So sánh

(cánh buồm - mảnh hồn làng)

- Khắc họa hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

Nhân hóa

(cánh buồm)

- Giúp cánh buồm trở nên sinh động, gần gũi, như một người dân chài

Nhân hóa

(con thuyền)

- Giúp hình ảnh con thuyền trở nên sống động, gần gũi, hiện lên như một ngư dân thực thụ

Chuyển đổi cảm giác

(vị xa xăm, nghe chất muối)

- Giúp thi vị hóa các hình ảnh thơ được miêu tả

Câu 3 trang 14: Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

- Cách gieo vần trong bài thơ: tác giả chủ yếu gieo vần chân

Dẫn chứng:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

- Cách ngắt nhịp: bắt đầu bằng nhịp lẻ: 3/2/2 hoặc 3/2/3

Dẫn chứng:

Nay xa cách/ lòng tôi/ luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh/, cá bạc/, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền/ rẽ sóng/ chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ/ cái mùi/ nồng mặn quá!

Câu 4 trang 14: Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?

Trả lời:

Yếu tố miêu tảYếu tố biểu cảm
  • "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng"
  • "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã"
  • "mạnh mẽ vượt trường giang"
  • "Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng"
  • "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
  • "ồn ào trên bến đỗ"
  • "Khắp dân làng tấp nập đón ghe về"
  • "làn da ngăm rám nắng"
  • ...
  • "Nhờ ơn trời"
  • "lòng tôi luôn tưởng nhớ"
  • "nhớ cái mùi nồng mặn quá"

→ Tác dụng:

  • giúp hình ảnh thơ trở nên sinh động, trực quan và hấp dẫn hơn
  • giúp biểu đạt tình cảm của nhà thơ sâu sắc hơn

Câu 5 trang 14: Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 14: Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc…)

Đang cập nhật...

Câu 7 trang 14: Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Đang cập nhật...

Câu 8 trang 14: Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo Ngắn nhất

    Xem thêm