Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Tiếng đàn giải oan lớp 9 Ngắn nhất - Chân trời sáng tạo

Soạn văn 9 Tập 1 trang 139 Chân trời sáng tạo Ngắn nhất

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 141: Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung nào của cốt truyện truyện thơ Nôm?

Trả lời:

- Tóm tắt cốt truyện thơ Thạch Sanh:

Thạch Sanh là con của gia đình họ Thạch, sớm mồ côi cha mẹ. Khi trưởng thành, Thạch Sanh gặp gỡ và làm quen với Lỹ Tĩnh, Lý Thông. Anh bị mẹ con Lý Thông lừa đi nộp mạng cho trăn tinh, rồi cướp công giết trăn tinh. Sau đó anh lại bị Lý Thông cướp công cứu công chúa Quỳnh Nga, rồi nhốt dưới hang sâu. Khi anh tìm đường thoát khỏi hang thì gặp Xà Tinh và giết chết nó, cứu con trai vu Thủy Tề. Anh giúp vua Thủy Tề giết Hồ yêu nên được tặng đàn thần. Khi anh bị hãm hại nhốt oan vào ngục, chính chiếc đàn đó giúp anh chữa khỏi bệnh cho công chúa. Nhờ vậy Thạch Sanh được minh oan, lên làm quận công và cưới công chúa. Còn mẹ con Lý Thông thì cũng bị trừng phạt thích đáng. Sự kiện công chúa kết duyên với một chàng trai bình dân khiến 18 nước chư hầu không cam lòng, liền đem quân sang đánh nước ta. Bằng chiếc đàn thần và niêu cơm thần, Thạch Sanh đã đánh bại liên quân 18 nước. Cuối cùng, trong sự ủng hộ của muôn dân trăm họ, Thạch Sanh được nối ngôi vua.

- Đặc điểm sau của cốt truyện truyện thơ Nôm: kể theo mô hình nhân - quả

Câu 2 trang 141: Tóm tắt các sự kiện được kể, liệt kê các nhân vật và xác định nhân vật chính trong văn bản Tiếng đàn giải oan. Nhân vật chính là người như thế nào? Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ.

Trả lời:

- Tóm tắt các sự kiện được kể:

  • Trong ngục giam, Thạch Sanh đem đàn thần ra gảy.
  • Tiếng đàn của chàng chứa đựng nỗi niềm của Thạch Sanh, vang vào cung cấm, đến tai công chúa Quỳnh Nga, khiến cô khỏi hẳn bệnh câm
  • Công chúa đã đến gặp nhà vua để kể rõ ngọn ngành

- Các nhân vật trong đoạn trích: Thạch Sanh, công chúa Quỳnh Nga, Lý Thông, nhà vua

- Nhân vật chính: Thạch Sanh

- Nhân vật chính là người: mạnh mẽ, dũng cảm, tốt bụng và giàu tình yêu thương, giàu lòng vị tha

- Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ:

  • Nhân vật được chia thành hai tuyến đối lập: Thạch Sanh (nhân vật chính diện, đại diện cho cái tốt đẹp) >< Lý Thông (nhân vật phản diện, đại diện cho cái xấu, cái ác)
  • Tính cách của nhân vật được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, cảm xúc.,.

Câu 3 trang 142: Cây đàn của Thạch Sanh có đặc điểm gì? Đó có phải là một nhân vật hay không? Vì sao?

Trả lời:

  • Đặc điểm của cây đàn thần: tiếng đàn cất lời thay cho nhân vật, nói lên sự thật, vạch trần tội ác và sự xảo trá của Lý Thông
  • Cây đàn thần là một nhân vật kì ảo.
  • Vì cây đàn xuất hiện với chức năng vạch trần cái ác, minh oan cho nhân vật chính

Câu 4 trang 142: Đọc lại những câu thơ về chi tiết tiếng đàn và cho biết:

  1. Tiếng đàn đã nói giúp Thạch Sanh những điều gì? Tiếng đàn ấy đã tác động như thế nào đến các nhân vật khác trong văn bản Tiếng đàn giải oan?
  2. So với truyện cổ tích Thạch Sanh, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong văn bản trên có gì tương đồng và khác biệt?

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 142: Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 142: Nêu nội dung bao quát của văn bản Tiếng đàn giải oan. Thông qua văn bản này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo Ngắn nhất

    Xem thêm