Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9 Ngắn nhất - Cánh Diều

Soạn Văn 9 Ngắn nhất Phò giá về kinh

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 19: Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

Trả lời:

Được Trần Quang Khải sáng tác sau khi ông hộ giá hai vua nhà Trần trở lại Thăng Long sau chiến thắng quân Mông - Nguyên lần thứ 2.

Câu 2 trang 19: Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ…)

Trả lời:

  • Số dòng: 4 dòng
  • Số chữ: 5 chữ mỗi dòng
  • Niêm: Các âm tiết (chữ) thứ 2 của câu 1 và 4, câu 2 và 3 cùng thanh (niêm với nhau)
  • Luật: Chữ thứ 2 trong câu 1 mang thanh trắc (sóc), cho nên bài thơ theo luật trắc
  • Gieo vần: Gieo vần bằng ở cuối các câu 2 và 4

Câu 3 trang 20: Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

  • Nội dung của 2 dòng thơ đầu: Nhắc lại 2 chiến thắng vang dội của quân ta, đánh dấu thành công của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông
  • Nội dung của 2 dòng thơ cuối: Thể hiện khát vọng xây dựng và gìn giữ nền hòa bình,  thịnh trị cho đất nước lâu dài
  • Chủ đề của bài thơ: Niềm tự hào dân tộc và khát vọng hòa bình thịnh trị muôn đời

Câu 4 trang 20: Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?

Trả lời:

- Cách ngắt nhịp (bản phiên âm): nhịp 2/3

- Tác dụng:

  • Hai dòng thơ đầu:
    • Nhịp 2/3 kết hợp với các động từ mạnh ở đầu câu (đoạt, cầm) giúp nhấn mạnh khí thế dồn dập, quyết liệt của các trận chiến
    • Nhịp 2/3 lặp lại liên tiếp tạo nên bước hành quân, bước chiến thắng liên tiếp, không thể ngăn cản
  • Hai dòng thơ cuối:
    • Vẫn sử dụng nhịp 2/3 nhưng với động từ được đưa vào giữa câu, giúp âm hưởng bài thơ lắng xuống, thể hiện sự trầm tư của vị tướng lĩnh sau chiến thắng về việc duy trì hòa bình lâu dài cho dân tộc

Câu 5 trang 20: So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.

Trả lời:

Sông núi nước NamPhò giá về kinh
Điểm giống
  • Đề tài: yêu nước, chống ngoại xâm
  • Khẳng định và bảo vệ độc lập dân tộc
Điểm khác

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

- Được sáng tác khi nước ta đang chuẩn bị chiến đấu sinh tử với kẻ địch

- Được sáng tác sau đại thắng trước quân Nguyên - Mông

- Khích lệ tinh thần yêu nước trong các tướng sĩ trước trận quyết chiến với kẻ thù

- Cảnh báo sự thất bại tất yếu của kẻ xâm lược

- Ca ngợi những chiến công oanh liệt của nhân dân trong cuộc chiến giải phóng dân tộc.

- Khẳng định sự bền vững của xã tắc, non sông

Câu 6 trang 20: Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

HS trả lời dựa trên suy nghĩ cá nhân.

Gợi ý:

- Bài thơ giúp lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào về sức mạnh của dân tộc và quyết tâm xây dựng đất nước.

- Bởi vì:

  • Đất nước ta đang trong giai đoạn hòa bình nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ, kẻ thù có âm mưu đen tối (trên biển Đông, biên giới)
  • Việc xây dựng, phát triển đất nước là nghĩa vụ của toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ tuổi
  • Nội dung, tư tưởng của bài thơ "Phò giá về kinh" rất tiến bộ, đã nhấn mạnh được mối quan hệ giữa bảo vệ đất nước và phát triển đất nước.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
147
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Xuân Hiêp
    Xuân Hiêp Bài 3 dài
    Thích Phản hồi 11/10/20
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Cánh Diều Ngắn nhất

    Xem thêm