Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 - Ôn tập kiến thức lớp 9 Ngắn nhất - Kết nối tri thức
Soạn văn 9 Tập 1 trang 142 Kết nối tri thức Ngắn nhất
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 142: Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I, lập bảng vào vở theo mẫu sau và ghi các thông tin cơ bản:
Đang cập nhật...
Câu 2 trang 142: Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ.
Trả lời:
Tiêu chí | Truyện truyền kì | Truyện thơ Nôm |
Chữ viết được sử dụng | - Trước thế kỉ XX, chủ yếu là chữ Hán - Đến đầu thế kỉ XX chuyển sang chữ quốc ngữ | - Chữ Nôm |
Các loại nhân vật được miêu tả | - Thần tiên, người trần, yêu quái | - Con người |
Đặc điểm ngôn ngữ | - Ngôn ngữ văn xuôi - Dùng nhiều điển tích, điển cố | - Ngôn ngữ thơ - Gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân - Giàu tính ước lệ |
Câu 3 trang 142: Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao?
Trả lời:
- Có
- Vì nó giúp người đọc có cơ sở để đánh giá về giá trị hiện thực của tác phẩm
Câu 4 trang 142: Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học.
Trả lời:
Kiến thức tiếng Việt | Khái niệm cần nắm vững |
Điển tích | - là câu chuyện trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau |
Điển cố | - là sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại trong văn bản của các tác giả đời sau. |
Biện pháp tu từ chơi chữ | - là biện pháp tu từ vận dụng những đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc quy tắc kết hợp từ ngữ một cách khéo léo, sáng tạo |
Biện pháp tu từ điệp thanh | - là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại |
Biện pháp tu từ điệp vần | - là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau |
Cách dẫn trực tiếp | - là cách dẫn sử dụng nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn… của một văn bản gốc vào bài viết, bài nói. |
Cách dẫn gián tiếp | - là cách dẫn sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách của mình. |
Câu rút gọn | - là câu có thành phần câu (thường là thành phần chính) bị tỉnh lược. |
Câu đặc biệt | - là câu không được cấu tạo theo mô hình câu hai thành phần, |
Câu 5 trang 142: Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học.
Trả lời:
Điểm khác nhau | Kiểu bài nghị luận xã hội | Kiểu bài nghị luận văn học |
Sử dụng lí lẽ | - Kiến giải về các vấn đề, sự việc trong đời sống | - Kiến giải về các vấn đê trong lĩnh vực văn học |
Sử dụng bằng chứng | - Là con người, sự việc xảy ra trong đời sống, mang tính xác thực, có thể kiểm chứng | - Lấy từ trong tác phẩm văn học và ý kiến của các nhà nghiên cứu về tác phẩm |
Câu 6 trang 142: Nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề (lấy ví dụ từ các bài nói và nghe đã được thực hiện ở học kì I để minh họa).
Trả lời:
Kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề | Kiểu bài thảo luận về một vấn đề | |
Giống nhau | - Làm sáng tỏ bản chất của vấn đề, thể hiện quan điểm của người nói về vấn đề đó | |
Khác nhau | - Một người trình bày ý kiến - Người nghe theo dõi nội dung bài nói, trao đổi lại | - Mọi người luân phiên nhau phát biểu ý kiến - Người nghe đồng thời là người nói, có thể nêu ý kiến theo lượt lời của mình |