Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn 9 Tập 1 trang 95 Kết nối tri thức Ngắn nhất

Soạn Văn 9 Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi Ngắn nhất

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Trước khi đọc Ngắn nhất

Em đã đọc tác phẩm văn học nào viết về những con người có ngoại hình khác lạ? Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm ấy.

Trả lời:

Mẫu:

- Tác phẩm viết về những con người có ngoại hình khác lạ: Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo

- Khi đọc tác phẩm, nhân vât thằng gù đã đem đến cho em những ấn tượng rất sâu đậm. Tuy sinh ra với vẻ ngoài của quỷ dữ, nhưng anh ta có một trái tim luôn hướng về cái thiện và có tình yêu chân thành. Tuy kết thúc buồn thảm, nhưng anh ta thực sự đã đấu tranh và vượt qua những gông xiềng, tự tay dành lại tự do và quyền làm người cho chính mình.

B. Đọc văn bản Ngắn nhất

Theo dõi trang 95: Cách giải thích của tác giả bài nghị luận về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận

Trả lời:

Nhấn mạnh vào chữ "quỷ" trong nhan đề để chỉ sự kì dị trong nhân dạng

Theo dõi trang 96: Những lí lẽ và bằng chứng tác giả sử dụng để phân tích thái độ của các nhân vật trong truyện đối với Quỳnh.

Trả lời:

Lí lẽBằng chứng
Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm
  • lấy anh làm trò tiêu khiển
  • Anh giúp họ giải buồn hoặc thỏa mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi
Hạnh với Quỳnh luôn có một khoảng cách mênh mông"Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu"
Nga sợ“Nga bất giác rùng mình”.

Chú ý trang 97: Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người.

Trả lời:

Nhân dạng của con người:

  • không phải là vẻ bề ngoài
  • được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị của cộng đồng
  • của riêng một cá nhân nhưng được đánh giá bởi cộng đồng

Theo dõi trang 97: Lí giải của tác giả về cách ứng xử và phản ứng của chúng ta trước một chân dung khác lạ.

Trả lời:

Những tiêu chuẩn về nhân dạng sẽ loại trừ những gì thuộc về số ít, những gì lệch chuẩn, những gì dị thường

Chú ý 1 trang 98: Quan điểm của tác giả về phẩm chất của một tác phẩm văn học thiếu nhi.

Trả lời:

Một tác phẩm văn học thiếu nhi phải:

  • Hình thành những chuẩn mực văn hóa của một cộng đồng trong tâm hồn trẻ thơ
  • Giúp trẻ thơ nhận diện đầy đủ về những gì đã bị đặt ra ngoài vòng chuẩn mực, không nên đối xử với những ngoại lệ, bất thường như những gì sai lạc, như chưa tồn tại

Chú ý 2 trang 98: Quan điểm của tác giả về nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi.

Trả lời:

Không nên biến các nhân vật trong truyện thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo

Suy luận trang 99: Vì sao tác giả bài nghị luận cho rằng, cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

Trả lời:

Vì người lớn từng là trẻ em, sẽ hiểu rõ mình từng có nhận thức, hành động thiếu sót như thế nào trong quá khứ, từ đó đưa ra các bài học, định hướng phù hợp cho trẻ em để thế hệ sau không phạm phải lỗi sai đó nữa

C. Trả lời câu hỏi Ngắn nhất

Câu 1 trang 99: Văn bản bàn luận về vấn đề gì? Theo em, phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản có gì khác với văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người?

Trả lời:

- Vấn đề bàn luận: những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi cần có

- Phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này rộng lớn hơn văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người. Vì nó bàn luận trong phạm vi tất cả các tác phẩm viết cho thiếu nhi

Câu 2 trang 99: Xác định các luận điểm chính trong văn bản. Các luận điểm ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

- Luận điểm chính:

(1) Nhân dạng khác biệt của Quỳnh và thái độ của mọi người với nhân dạng đó

(2) Nhân dạng con người là một tạo tác mang tính tập thể

(3) Những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học thiếu nhi

- Mối quan hệ của các luận điểm: các luận điểm sắp xếp theo trình tự từ cụ thể đến khái quát:

  • Luận điểm 1 nêu vấn đề về nhân dạng qua nhân vật Quỳnh
  • Luận điểm 2 lý giải về vaasnd dề nhân dạng trong văn học
  • Luận điểm 3 bao quát 2 luận điểm trước để đề xuất các phẩm chất cần có của tác phẩm dành cho thiếu nhi

Câu 3 trang 99: Đọc phần (1) và cho biết tác giả bài nghị luận đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy. Em có nhận xét gì về các lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng?

Đang cập nhật...

Câu 4 trang 99: Đọc phần (2) và cho biết tác giả có quan điểm như thế nào về nhân dạng của con người. Em hãy dẫn ra một vài lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả.

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 100: Trong phần (2), tác giả đã lí giải như thế nào về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt? Việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này có tác dụng gì?

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 100: Trong phần (3), theo tác giả, một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất gì? Những câu văn nào giúp em nhận ra điều đó?

Đang cập nhật...

Câu 7 trang 100: Trong phần cuối của bài nghị luận, tác giả cho rằng: “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”. Em có suy nghĩ gì về quan điểm này?

Đang cập nhật...

Câu 8 trang 100: Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả thể hiện ở văn bản (cách đặt vấn đề, tổ chức luận điểm, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, ngôn ngữ…)

D. Viết kết nối với đọc Ngắn nhất

Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.

(Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ”
của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất
của một tác phẩm viết cho thiếu nhi)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7 - 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Ngắn nhất

    Xem thêm