Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 9 Tập 1 trang 83 Kết nối tri thức Ngắn nhất

Soạn bài Củng cố mở rộng trang 83 lớp 9 Tập 1 Kết nối tri thức Ngắn nhất

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 83: So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:

Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần lĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả.

Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư này tai hại lắm đây. Lại âm thầm phát thệ: “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt.

Đồng thời, Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.

(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện)

Trả lời:

Cách miêu tả của Nguyễn DuCách miêu tả của Thanh Tâm Tài Nhân
Điểm giống

- Cùng miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và chị em Thúy Kiều

Điểm khác- Miêu tả nhân vật bằng hình ảnh ước lệ tượng trưng- Miêu tả chi tiết, cụ thể về ngoại hình nhân vật
- Miêu tả tình cảm, cảm xúc của nhân vật bằng từ ngữ, hành động trong sáng- Miêu tả suy nghĩ của Kim Trọng qua lời độc thoại nội tâm thiếu trong sáng, có phần dung tục
Nhận xét về cách miêu tả nhân vật - Thiên về tả cảnh ngụ tình, sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng- Thiên về tả trực tiếp, cụ thể ngoại hình, suy nghĩ của nhân vật
- Khắc họa nhân vật trong sáng, thanh cao, hào hoa phong nhã- Khắc họa nhân vật trần tục, tham lam, tầm thường

Câu 2 trang 84: Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các băn bản đọc trong bài:

STTVăn bảnTác giảThể loạiNội dung chủ đềĐặc sắc nghệ thuật

Trả lời:

STTVăn bảnTác giảThể loạiNội dung chủ đềĐặc sắc nghệ thuật
1Kim - Kiều gặp gỡNguyễn DuTruyện thơ NômKim Trọng lần đầu gặp chị em Thúy Kiều

Sử dụng:

  • Bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình
  • Thể thơ lục bát. chữ Nôm
  • Kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học
2Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt NgaNguyễn Đình ChiểuTruyện thơ NômLục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga và quan niệm về anh hùng của chàng

- Xây dựng nhân vật đặc sắc, có dấu ấn riêng

- Sử dụng:

  • chất liệu dân gian, ngôn ngữ bình kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học
  • kết hợp các điển tích, điển cố
3Tự tình (Bài 2)Hồ Xuân HươngThất ngôn bát cú Đường luậtNỗi đau khổ, u uất và khát vọng hạnh phúc của phận nữ nhi trong xã hội phong kiến

- Sử dụng:

  • từ ngữ mạnh, bộc lộ cảm xúc trực tiếp
  • nhiều chất liệu dân gian

Câu 3 trang 84: Tự lựa chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện yêu cầu sau:

  1. Xác định bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của từng phần.
  2. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.
  3. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Ngắn nhất

    Xem thêm