Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Bếp lửa lớp 9 Ngắn nhất - Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Chuẩn bị đọc Bếp lửa lớp 9 Ngắn nhất

Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.

Trả lời:

Gợi ý:

  • Kỉ niệm đó gắn với người thân nào của em?
  • Kỉ niệm đó diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
  • Nêu vắn tắt các sự kiện chính của kỉ niệm đó?
  • Điều gì khiến em nhớ mãi kỉ niệm tuổi thơ đó?
  • Mỗi khi nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ đó em có cảm xúc như thế nào?

B. Trải nghiệm cùng văn bản Bếp lửa lớp 9 Ngắn nhất

Theo dõi trang 15: Chú ý những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả trong ba khổ thơ đầu.

Trả lời:

chờn vờn, ấp iu nồng đượn, thương

Suy luận trang 16: Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?

Trả lời:

  • Bà rất yêu thương, quan tâm con cháu
  • Bà sẵn sàng hi sinh tình cảm riêng của bản thân vì việc lớn

Theo dõi trang 16: Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên?

Trả lời:

  • Các khổ thơ trên: bếp lửa tượng trưng cho đức hi sinh, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước của người bà
  • Khổ thơ cuối: bếp lửa tượng trưng cho những ước mơ, hi vọng về tương lai phía trước của người cháu

C. Suy ngẫm và phản hồi Bếp lửa lớp 9 Ngắn nhất

Câu 1 trang 17: Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?

Trả lời:

- Mối quan hệ: hình ảnh bếp lửa là tín hiệu giúp đánh thức những tình cảm, cảm xúc về bà và kỉ niệm tuổi thơ bên bà của người cháu

- Sự thay đổi của hình ảnh bếp lửa qua các khổ thơ:

  • Khổ thơ 1: bếp lửa tượng trưng cho sự chịu khó, hi sinh của người bà
  • Khổ thơ 3: bếp lửa tượng trưng cho những vất vả, lo toan cho con cháu của người bà
  • Khổ thơ 4: bếp lửa tượng trưng cho ước mơ, hi vọng về tương lai phía trước của người cháu

Câu 2 trang 17: Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.

Trả lời:

- Điệp từ, điệp ngữ: "một bếp lửa", "tu hú kêu", "một ngọn lửa", "nhóm", "có", "trăm"

→ Tác dụng: nhấn mạnh những hình ảnh, âm thanh đó với người đọc, đồng thời tạo nhịp điệu cho khổ thơ

- Câu hỏi tu từ:

  • "Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"
  • "Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa"

→ Tác dụng: gợi lên những suy tư, thắc mắc trong tâm trí người cháu, đồng thời gợi mở cho người đọc những cảm nhận riêng

Câu 3 trang 17: Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

  • Giúp bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và thú vị hơn
  • Giúp khắc họa rõ nét hơn thế giới tuổi thơ trong kí ức của tác giả
  • Giúp những cảm xúc được truyền tải trở nên chân thực, gần gũi và sâu sắc hơn

Câu 4 trang 17: Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc: được lồng ghép qua từng khổ thơ:

  • Khổ thơ 1: hồi tưởng về hình ảnh bếp lửa của bà
  • Khổ thơ 2, 3, 4, 5: tình cảm yêu thương thiết tha, nhớ nhung đến nghẹn ngào và trân trọng những giá trị tốt đẹp mà bà truyền cho cháu
  • Khổ thơ 6: những niềm vui trăm ngả cũng không thể làm nguôi ngoai nỗi nhớ bà

- Cảm hứng chủ đạo: ngợi ca hình ảnh bếp lửa ấm áp, thiêng liêng được nhóm lên từ bàn tay và tấm lòng của bà

Câu 5 trang 17: Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ.

Trả lời:

Gợi ý:

  • Xây dựng cặp hình tượng sóng đôi bà - bếp lửa
  • Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm

→ Khắc họa hình ảnh người bà - biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam với các giá trị tốt đẹp

→ Truyền tải đến người đọc tình cảm yêu thương, quý mến, trân trọng và thương nhớ khôn nguôi về người bà

Câu 6 trang 17: Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?

Trả lời:

Thông điệp về ý nghĩa to lớn của tình yêu thương chân thành, ấm áp trong cuộc sống đối với mỗi con người

Câu 7 trang 17: Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ “nhóm”, “nhen” và hình ảnh “bếp lửa” đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó?

Trả lời:

  • Tư tưởng: Hạnh phúc trong gia đình bắt nguồn từ bếp lửa - tình cảm yêu thương chân thành của mọi người dành cho nhau
  • 2 động từ "nhóm, "nhen" biểu tượng cho sự gieo mầm, trao đi yêu thương để tạo nên "bếp lửa" - tượng trưng cho những giá trị tốt đẹp của con người và gia đình

Câu 8 trang 17: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em.

Trả lời:

HS tham khảo các đoạn văn mẫu hay ở đây: Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em

D. Soạn bài Bếp lửa lớp 9 Chân trời sáng tạo Chi tiết

HS tham khảo bài soạn Chi tiết hơn tại đây: Soạn bài Bếp lửa lớp 9 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo Ngắn nhất

    Xem thêm