Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Bếp lửa lớp 9 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Chuẩn bị đọc Bếp lửa lớp 9

Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.

Trả lời:

Gợi ý kể lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em:

  • Kỉ niệm đó gắn với người thân nào của em?
  • Kỉ niệm đó diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
  • Nêu vắn tắt các sự kiện chính của kỉ niệm đó?
  • Điều gì khiến em nhớ mãi kỉ niệm tuổi thơ đó?
  • Mỗi khi nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ đó em có cảm xúc như thế nào?

B. Trải nghiệm cùng văn bản Bếp lửa lớp 9

Theo dõi trang 15 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Chú ý những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả trong ba khổ thơ đầu.

Trả lời:

Những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả trong ba khổ thơ đầu là: chờn vờn, ấp iu nồng đượn, thương

Suy luận trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?

Trả lời:

Lời dặn cháu cho thấy rằng:

  • Bà rất yêu thương, quan tâm và lo lắng cho con cái, cả về sức khỏe lẫn công việc
  • Bà là người thấu hiểu mọi chuyện, biết hi sinh tình cảm riêng của bản thân vì việc lớn

Theo dõi trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên?

Trả lời:

  • Các khổ thơ trên: hình ảnh bếp lửa là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho đức hi sinh, tình yêu thương ấm áp, cho tình yêu gia đình, quê hương, đất nước của người bà
  • Khổ thơ cuối: hình ảnh bếp lửa là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho những ước mơ, hi vọng tươi sáng về tương lai phía trước của người cháu

C. Suy ngẫm và phản hồi Bếp lửa lớp 9

Câu 1 trang 17 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?

Trả lời:

- Mối quan hệ về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà: Hai hình ảnh này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: hình ảnh bếp lửa là tín hiệu giúp khơi nguồn, đánh thức, thắp lên những tình cảm, cảm xúc về bà, về kỉ niệm tuổi thơ bên bà của người cháu

- Sự thay đổi của hình ảnh bếp lửa qua các khổ thơ:

  • Khổ thơ 1: hình ảnh bếp lửa tượng trưng cho sự chịu thương chịu khó, sự hi sinh vì gia đình, tảo tần sớm hôm để chăm lo cho gia đình của người bà
  • Khổ thơ 3: hình ảnh bếp lửa tượng trưng cho những vất vả của cuộc sống, cho tình yêu thương gia đình, lo lắng cho con cháu của người bà
  • Khổ thơ 4: hình ảnh bếp lửa tượng trưng cho ước mơ, hi vọng về tương lai tươi sáng phía trước của người cháu

Câu 2 trang 17 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.

Trả lời:

Một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và hiệu quả của chúng là:

- Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ:

  • điệp ngữ "một bếp lửa" (lặp lại 2 lần ở khổ thơ 1)
  • điệp ngữ "tu hú kêu" (lặp lại 2 lần ở khổ thơ 3)
  • điệp ngữ "một ngọn lửa" (lặp lại 2 lần ở khổ thơ 5)
  • điệp từ "nhóm" (lặp lại 4 lần ở khổ thơ 6)
  • điệp từ "có" (lặp lại 2 lần ở khổ thơ cuối)
  • điệp từ "trăm" (lặp lại 3 lần ở khổ thơ cuối)

→ Tác dụng: các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong khổ thơ giúp

  • Nhấn mạnh, khắc sâu hình ảnh đó với người đọc, nhằm thể hiện ấn tượng và tình cảm sâu sắc của nhà thơ về những hình ảnh đó trong miền kí ức tuổi thơ
  • Tạo nhịp điệu, nhạc điệu cho câu thơ, kết nối các câu thơ tạo nên sự liền mạch trong dòng cảm xúc, kí ức tuổi thơ của tác giả

- Câu hỏi tu từ:

  • "Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"
  • "Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa"

→ Tác dụng:

  • Các câu hỏi tu từ trên được đặt ra không phải để tìm kiếm câu trả lời chính xác từ những con tu hú hay người bà, mà nhằm gợi ra những suy tư, thắc mắc mông lung trong tâm hồn của tác giả.
  • Tạo sự sinh động, ấn tượng cho câu thơ, đoạn thơ
  • Gợi mở những suy nghĩ, cảm nhận mới cho người đọc, giúp gắn kết độc giả và tác giả qua bài thơ

Câu 3 trang 17 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng của việc kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ:

  • Giúp bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và thú vị hơn với người đọc
  • Giúp khắc họa, mô phỏng lại rõ nét hơn thế giới tuổi thơ trong kí ức của tác giả - tứ đó trở thành nơi kí thác những dòng cảm xúc của ông
  • Giúp những tình cảm, cảm xúc được truyền tải trở nên chân thực, gần gũi và sâu sắc hơn, dễ cảm nhận, đồng điệu hơn

Câu 4 trang 17 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của văn bản: mạch cảm xúc của bài thơ Bếp lửa được lồng ghép qua từng khổ thơ:

  • Khổ thơ 1: hồi tưởng về hình ảnh bếp lửa của bà
  • Khổ thơ 2, 3, 4, 5: những tình cảm yêu thương thiết tha, nhớ nhung đến nghẹn ngào và trân trọng những giá trị tốt đẹp mà bà truyền cho cháu
  • Khổ thơ 6: những niềm vui trăm ngả của cuộc đời người lính cũng không thể làm nguôi ngoai nỗi nhớ bà

- Cảm hứng chủ đạo của văn bản: cảm hứng ngợi ca hình ảnh bếp lửa ấm áp, thiêng liêng được nhóm lên từ bàn tay và tấm lòng của bà

Câu 5 trang 17 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ.

Trả lời: 

Gợi ý:

Tác phẩm là một chỉnh thể toàn vẹn, từ yếu tố nội dung đến hình thức:

  • Xây dựng cặp hình tượng sóng đôi bà - bếp lửa
  • Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, trong đó yếu tố biểu cảm chiếm vai trò chủ đạo

→ Từ đó giúp khắc họa hình ảnh người bà - biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam với các giá trị tốt đẹp: đảm đang, chịu khó, giàu đức hi sinh và luôn truyền cho con cháu tình yêu, niềm tin cùng những giá trị tốt đẹp

→ Truyền tải đến người đọc tình cảm yêu thương, quý mến, trân trọng và thương nhớ khôn nguôi về người bà đó

Câu 6 trang 17 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?

Trả lời:

Bài thơ Bếp lửa gửi đến người đọc thông điệp về tình yêu thương trong cuộc sống: Tình yêu thương thuần túy, chân chất và ấp áp sẽ là ngọn lửa giúp duy trì niềm tin, sự hạnh phúc trong cuộc sống, đồng thời còn khơi dậy ước mơ, nuôi dưỡng động lực cho con người sống tốt hơn.

Câu 7 trang 17 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ “nhóm”, “nhen” và hình ảnh “bếp lửa” đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó?

Trả lời:

- Tư tưởng của bài thơ: Bếp lửa - ánh sáng và hơi ấm của căn bếp của bà chính là nơi bắt đầu của tình yêu thương, gắn bó trong gia đình, gắn kết mọi người lại với nhau. Bếp lửa chỉ rực sáng khi được thắp lên bởi tình cảm chân thành, thuần túy và cao cả nhất.

- Các động từ “nhóm”, “nhen” và hình ảnh “bếp lửa” đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng trên như sau: 2 động từ "nhóm, "nhen" biểu tượng cho sự gieo mầm hạnh phúc, sự trao đi yêu thương, lo lắng, sể chia để tạo nên "bếp lửa" - hình ảnh tượng trưng cho những giá trị tốt đẹp của con người và gia đình.

Câu 8 trang 17 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em.

Trả lời:

HS tham khảo các đoạn văn mẫu hay ở đây: Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em

D. Soạn bài Bếp lửa lớp 9 Ngắn nhất

HS tham khảo các bài soạn ngắn gọn hơn tại đây: Soạn bài Bếp lửa lớp 9 Ngắn nhất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm