Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn lớp 9 Chân trời sáng tạo

Soạn văn 9 Tập 1 trang 73 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Suy ngẫm và phản hồi bài Cột cờ Thủ Ngữ di tích cổ bên sông Sài Gòn

Câu 1 trang 76 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

Trả lời:

- Mục đích của văn bản: giới thiệu về di tích cổ Cột cờ Thủ Ngữ đến mọi người

- Những đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy: các nội dung, thông tin được cung cấp trong văn đều xoay quanh di tích cổ Cột cờ Thủ Ngữ, giúp cung cấp một cái nhìn khái quát và toàn diện về di tích lịch sử này

Câu 2 trang 77 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Chỉ ra cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” và tác dụng của (các) cách trình bày thông tin này.

Trả lời:

- Cách trình bày thông tin trong đoạn văn bản trên: các thông tin được trình bày theo trật tự thời gian, với các cột mốc thời gian cụ thể cùng các sự kiện lịch sử tiêu biểu gắn với di tích cổ Cột cờ Thủ Ngữ

- Tác dụng của các trình bày này:

  • Giúp các thông tin được trình bày trở nên rõ ràng và xác thực, có độ tin cậy cao
  • Giúp xây dựng hệ thống các sự kiện lịch sử tại di tích cổ Cột cờ Thủ Ngữ mạch lạc, để người đọc dễ dàng nắm bắt được

Câu 3 trang 77 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định (những) thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn… và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay”. Nhận xét vai trò của các chi tiết trong phần văn bản đã nêu.

Trả lời:

- Những thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản trên là:

  • Năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn làm đầu mối giao thương với quốc tế
  • Năm 1863, tòa nhà trụ sở của hãng vận tải biển Hoàng gia được xây dựng ở hữu ngạn sông Sài Gòn, chỗ ngã ba giao với rạch Bến Nghé
  • Tháng 10/ 1865, cột tín hiệu Mát-đề Xích-nhô được dựng cho các tàu bè ra vào khu thương cảng Sài Gòn ở góc ngã ba sông đối diện tòa nhà trụ sở của hãng. Vì được xây dựng trên nền cũ của đồn dinh quan Thủ Ngự (Thủ Ngữ) nên sau này dân gian quen gọi là cột cờ Thủ Ngữ (do trên đỉnh cột thường treo cờ làm tín hiệu)
  • Giai đoạn 1867-1910, cột tín hiệu được dựng lại bằng sắt, cao khoảng 40m và xuất hiện thêm sàn để đứng kéo cờ
  • Năm 1890, khu vực quanh cột cờ có nhiều công trình được xây dựng và bến tàu trước cột cờ đã rất nhộn nhịp với các hoạt động buôn bán
  • Giai đoạn 1911-1930, dưới chân cột cờ được xây dựng một khối nhà với mặt hình bát giác, vừa làm trụ sở truyền tín hiệu, vừa kiêm luôn việc giám sát, phục vụi các hoạt động buôn bán ở đây
  • Giai đoạn 1930-1960, khối nhà bát giác dưới chân cột cờ được xây dựng lại to lớn hơn với kết cấu hai tầng mái dốc, được dùng làm nhà hàng và vẫn dùng tên cũ
  • Giai đoạn 1960-1975, nhà hàng dưới chân cột cờ đổi tên sang Ngân Đình Tửu Gia
  • Giai đoạn 1975-2000, công trình này trải qua nhiều đợt cải tạo
  • Năm 2011, khối nhà bát giác được trùng tu với kiến trúc chúng ta vẫn thấy hiện nay

- Vai trò của các chi tiết trên: giúp người đọc nắm bắt được quá trình hình thành, cách đặt tên và những thay đổi của di tích cổ cột cờ Thủ Đức theo dòng thời gian lịch sử rất lâu dài (hơn 100 năm)

Câu 4 trang 77 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của chúng.

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 77 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Lí giải ý nghĩa của nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ- di tích cổ bên sông Sài Gòn trong việc thể hiện (các) thông tin cơ bản của văn bản.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm