Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước lớp 9 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Trả lời câu hỏi bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước

Câu 1 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: "Nghĩa thứ nhất, ... của biết bao người.

Trả lời:

- Cách trình bày vấn đề khách quan:

  • Thể hiện ở thông tin về bánh trôi nước - phần tả thực (bánh mang màu trắng của bột nếp, nếu người làm bánh cho nhiều nước thì bột bánh bị nát, ít nước thi bị khô cứng)
  • Thể hiện qua các từ ngữ trích dẫn trực tiếp từ bài thơ (Thân em, mà em)

- Cách trình bày vấn đề chủ quan:

  • Thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh, câu văn cho thấy tình cảm ngợi ca, thán phục với tài năng thơ của Hồ Xuân Hương
  • Thể hiện qua tình cảm trân trọng của tác giả với hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ (Hồ Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật, hình ảnh chiếc bánh trôi hiện ra thật đáng yêu...)

Câu 2 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Trả lời:

Luận đề: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước

Luận điểm 1:

Nghĩa thứ nhất là nghĩa tả thực

Luận điểm 2:

Nghĩa thứ hai của bài bài thơ nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ

Lí lẽ 1.1:

Qua lời tâm sự của bánh trôi, người đọc hiển hiện hình ảnh và quá trình hình thành của chiếc bánh

Lí lẽ 1.2:

Người đọc hiểu ngay rằng ẩn sau lời chiếc bánh trôi là lời tâm sự, những nỗi niềm da diết của biết bao người

Lí lẽ 2.1:

Hai câu thơ đầu vừa tả nhan sắc, vừa kể về thân phận con người

Lí lẽ 2.2:

Hai câu thơ cuối nhấn mạnh thân phận và đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ

Bằng chứng 1.1:

Bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xẻo. Nếu người làm bánh nhào bột nhiều nước thì bánh "nát" (nhão), ít nước quá thì "rắn" (cứng). Khi cho vào nước nguội, bánh chùm, lúc nước sôi, chín tới, sẽ nỏi lên. Dù bánh rắn hay nát, tròn méo thế nào, cái nhân đường bên trong vẫn ngọt ngào tươi đỏ.

Bằng chứng 2.1:

Chiếc bánh đáng yêu hơn ở điệu nói của bánh trôi "Thân em", "Mà em" sao duyên dáng, khiêm nhường và tình cảm đến thế. Chiếc bánh có linh hồn hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào ngôn ngữ, hình ảnh của thơ

Bằng chứng 2.1:

- Câu thơ thứ nhất: Nhân vật dùng đại từ "em", để xưng hô "thân em", gần gũi với cách nói của các bài ca dao dân ca quen thuộc, nghe vừa dịu dàng, khiêm tốn lại tội nghiệp đáng thương. Tiếp sau, cô gá tự giới thiệu mình "vừa trắng lại vừa tròn", nghĩa ẩn dụ chính là nhan sắc, phẩm hạnh của người phụ nữ

- Câu thơ thứ hai có chút chùng xuống để kể về thân phận chị em "Bảy nổi ba chìm với nước non". Thành ngữ "Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh" dùng để tóm tắt cuộc đời người phụ nữ, nhất là người phụ nữ trong xã hội xưa. Cụm từ "với nước non" nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi, vất vả ấy. Cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữa bấp bênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng vì con

Bằng chứng 2.2:

- Câu thơ thứ 3 bổ sung một cấp độ tệ hại hơn nữa của số phận là sự phụ thuộc. Câu thơ "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, tự quyết định tương lai hạnh phúc của người phụ nữ xưa. Hai từ "rắn", "nát" đọc lên ngeh thật tội nghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất

- Câu thơ thứ 3 và thứ 4 được kết nối với nhau bởi cặp từ "mặc dầu... mà..." tạo nên hai nghĩa đối lập rất ấn tượng: mặc dầu cuộc đời em rắn nát, phụ thuộc tay kẻ nặn mà em vẫn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung

Câu 3 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.

Trả lời:

HS chọn một số lí lẽ, bằng chứng mà em cho là tiêu biểu để phân tích.

Gợi ý:

  • Lí lẽ mà em cho là tiêu biểu nhất là lí lẽ 2.2. Hai câu thơ cuối nhấn mạnh thân phận và đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ.
  • Lí lẽ này được đưa ra sau khi tác giả bóc tách các tầng lớp nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, từ đó đi đến kết luận và ý nghĩa của tầng nghĩa thứ hai của bài thơ. Qua các bằng chứng cụ thể (trích dẫn, phân tích từng từ ngữ có trong hai dòng thơ cuối của tác phẩm), lí lẽ này đã được làm sáng tỏ, gợi lên được tầng nghĩa ngợi ca tấm lòng son sắt, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam dù hoàn cảnh có ra sao.

Câu 4 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: "Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người" hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Trả lời:

- Em đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: "Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người"

- Bởi vì qua tìm hiểu về bài thơ Bánh trôi nước và các tầng nghĩa của hình tượng chiếc bánh trôi, em cho rằng đúng là tác giả Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi (quá trình làm bánh, đặc điểm hình thức và hương vị của chiếc bánh) để hàm ý, ẩn dụ về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ, từ đó nói lên nỗi lòng, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

- Những điều em hiểu thêm về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

  • Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không được tự quyết định về số phận của mình, mà hoàn toàn phụ thuộc vào người cha, người chồng trong gia đình
  • Người phụ nữ không thể tự nắm bắt hạnh phúc của bản thân, mà dựa vào sự ban phát của người đàn ông trong gia đình
  • Dù hoàn cảnh có khó khăn, khắc nghiệt ra sao thì người phụ nữ vẫn luôn giữ trọn tấm lòng son sắt, thủy chung

Câu 5 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?

Trả lời:

Gợi ý:

Khi tiếp nhận một bài thơ, chúng ta cần có nhiều góc nhìn, nhiều cách hiểu khác nhau (về cả nghĩa tả thực và nghĩa ẩn dụ) để có thể khai thác hết các ý nghĩa của bài thơ. Những cách hiểu khác nhau đó sẽ giúp làm cho nội dung bài thơ thêm phong phí và người đọc cũng khám phá được nhiều hơn các nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

Tuy nhiên, những cách hiểu đó phải cùng xuất phát từ văn bản, được lí giải hợp lí, tránh tình trạng suy diễn tùy tiện, đi quá xa so với nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

B. Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước Ngắn nhất lớp 9

>> HS tham khảo bài soạn Ngắn gọn nhất tại đây: Soạn Văn 9 Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước Ngắn nhất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm