Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 (Đọc) lớp 9 Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối học kì 2 - Phần Đọc
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 139 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Khi đọc văn bản nghị luận, vì sao cần liên hệ ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội?
Trả lời:
Khi đọc văn bản nghị luận, cần liên hệ ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội bởi vì: bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là:
- Hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, văn hóá, xã hội tại thời điểm văn bản ra đời giúp cho việc đọc hiểu văn bản được sâu sắc hơn
- Bối cảnh tại thời điểm người đọc đọc văn bản, tác động đến cách hiểu, cách suy nghĩ, cảm xúc của người đọc
→ Việc liên tưởng sẽ giúp người đọc hiểu thêm về mục đích viết và nội dung (bao gồm ý tưởng và thông điệp) của văn bản
Câu 2 trang 139 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đặc điểm của truyện trinh thám (làm vào vở):
STT | Yếu tố | Đặc điểm |
1 | Không gian, thời gian | ... |
2 | Cốt truyện, sự kiện | ... |
3 | Nhân vật, nhân vật chính | ... |
4 | Chi tiết | ... |
5 | Lời người kể chuyện | ... |
Trả lời:
STT | Yếu tố | Đặc điểm |
1 | Không gian, thời gian | - Không gian trong truyện trinh thám:
|
- Thời gian trong truyện trinh thám:
| ||
2 | Cốt truyện, sự kiện | - Cốt truyện của truyện trinh thám: thường xoay quanh quá trình điều tra, làm sáng tỏ vụ án |
- Sự kiện: các sự kiện trong truyện trinh thám thường diễn ra theo quá trình Vụ án xảy ra → Người điều tra tiến hành điều tra → Tình huống phức tạp bất ngờ xuất hiện → Cuộc điều tra gặp nhiều bế tắc → Thủ phạm cùng quá trình gây án bị vạch trần - Các bí mật về thủ phạm sẽ giữ kín đến cùng, tạo sự hấp dẫn, thu hút khiến người đọc luôn ở trạng thái căng thẳng, tập trung đọc hết toàn bộ tác phẩm | ||
3 | Nhân vật, nhân vật chính | - Nhân vật trong truyện trinh thám là các kiểu nhân vật quen thuộc: kẻ gây án giấu mặt, nạn nhân, cảnh sát, thám tử... |
- Nhân vật chính: thường là thám tử (chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư)
| ||
4 | Chi tiết | - CHi tiết trong truyện trinh thám gắn với các tình huống có tác dụng gợi mở phán đoán với hoạt động điều tra - Mỗi chi tiết sẽ là một bằng chứng hoặc manh mối quan trọng trong quá trình điều tra để đi đến kết luận cuối cùng |
5 | Lời người kể chuyện | - Lời người kể chuyện trong truyện trinh thám có thể dùng ở ngôi thứ 3 hoặc ngôi thứ nhất, gồm: lời kể, miêu tả, phân tích, bình luận kết hợp với lời của các nhân vật khác trong câu chuyện - đặc biệt là lời của nhân vật thám tử (nhằm tía hiện một cách sinh động, hấp dẫn và chi tiết quá trình điều tra, khám phá vụ án) |
Câu 3 trang 139 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Hai dòng thất của thể thơ song thất lục bát thường được ngắt nhịp như thế nào?
A. nhịp 3/4
B. nhip 2/2/3
C. nhịp 4/3
D. nhịp 3/2/2
Trả lời:
Chọn đáp án A
Câu 4 trang 139 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Điền vào bảng sau những yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của văn bản văn học (làm vào vở):
Hình thức của văn bản văn học | Nội dung của văn bản văn học |
... | ... |
... | ... |
... | ... |
Nội dung và hình thức có mối quan hệ như thế nào? Lấy ví dụ từ một tác phẩm văn học để làm rõ ý kiến của em.
Trả lời:
- Điền vào bảng những yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của văn bản văn học như sau:
Hình thức của văn bản văn học | Nội dung của văn bản văn học |
- Quy cách của thể loại | - Đề tài |
- Bố cục | - Chủ đề |
- Ngôn từ | - Bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội |
- Các biện pháp nghệ thuật | - Tư tưởng |
- Cảm hứng | |
- Thông điệp |
- Nội dung và hình thức có mối quan hệ: không thể tách rời, luôn song hành cùng nhau:
- Các yếu tố thuộc nội dung của văn bản văn học được thể hiện qua các yếu tố hình thức của tác phẩm
- Mọi yếu tố về hình thức của văn bản văn học phải phù hợp và góp phần thể hiện nội dung văn bản
→ Sự thống nhất giữa hình thức và nội dung tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm văn học
Câu 5 trang 140 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Nhận định trong bảng sau về đặc điểm của bi kịch là đúng hay sai? Nếu sai, hãy lí giải (làm vào vở):
STT | Nhận định về đặc điểm của bi kịch | Đúng | Sai |
1 | Đối với thể loại bi kịch, kết cục của nhân vật chính luôn luôn là cái chết | ||
2 | Xung đột trong bi kịch thường là mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại. | ||
3 | Hành động của các nhân vật bi kịch bao gồm: hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động,...) và hành động bên trong (độc thoại nội tâm, chuyển biến nội tâm,...). | ||
4 | Cốt truyện của bi kịch là một chuỗi các sự kiện, biến cố dẫn đến những đau thương, tổn thất cho nhân vật chính.. |
Trả lời:
STT | Nhận định về đặc điểm của bi kịch | Đúng | Sai |
1 | Đối với thể loại bi kịch, kết cục của nhân vật chính luôn luôn là cái chết | x | |
2 | Xung đột trong bi kịch thường là mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại. | x | |
3 | Hành động của các nhân vật bi kịch bao gồm: hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động,...) và hành động bên trong (độc thoại nội tâm, chuyển biến nội tâm,...). | x | |
4 | Cốt truyện của bi kịch là một chuỗi các sự kiện, biến cố dẫn đến những đau thương, tổn thất cho nhân vật chính.. | x |
Câu 6 trang 140 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B (làm vào vở)
A |
| B |
1. Nghị luận xã hội | a. thể thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu - tám tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài | |
2. Truyện trinh thám | b. văn bản viết ra để bàn về sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người, thể hiện ý tưởng, thông điệp | |
3. Thơ song thất lục bát | c. thể loại truyện kể lại quá trình tìm kiếm sự thật về một vụ án | |
4. Bi kịch | d. thể loại tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật |
Trả lời:
Nối như sau:
1-b | 2-c | 3-a | 4-d |
Câu 7 trang 140 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích luỹ được về cách đọc hiểu văn bản theo thể loại dựa vào bảng sau (làm vào vở):
STT | Thể loại | Bài học kinh nghiệm về cách đọc |
1 | Văn bản nghị luận | |
2 | Truyện trinh thám | |
3 | Thơ song thất lục bát | |
4 | Bi kịch | |
5 | Thơ |
Đang cập nhật...