Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 (Viết) lớp 9 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối học kì 2 - Phần Viết

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 142 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Hoàn thành bảng sau để khái quát yêu cầu đối với các kiểu bài viết đã học

Kiểu bài

Yêu cầu đối với kiểu bài

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

...

Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

...

Viết truyện kể sáng tạo có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

...

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó

...

Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

...

Trả lời:

Kiểu bài

Yêu cầu đối với kiểu bài

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

1. Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.

2. Về hình thức: lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

3. Bố cục bài viết cần đảm bảo:

  • Mở bài: giới thiệu vấn đề cần giải quyết, tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề.
  • Thân bài: giải thích vấn đề cần giải quyết, phân tích vấn đề (thực trạng, nguyên nhân, tác hại) và đề xuất các giải pháp khả thi, thuyết phục.
  • Kết bài: khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân (về suy nghĩ, hành động).

Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

1. Nội dung: cung cấp thông tin về ưu điểm, giá trị của sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động thông qua kênh chữ, kênh hình.

2. Cách thể hiện:

- Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ,...) để biểu đạt nội dung quảng cáo.

- Ngôn ngữ ngắn gọn, sử dụng kết hợp các cách thuyết phục người đọc, người xem như: sử dụng các từ ngữ có sắc thái nghĩa tích cực để khẳng định chất lượng, tính ưu việt của sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động (ví dụ: được chuyên gia khuyên dùng, công nghệ đột phá,...) hoặc sử dụng tên/ hình ảnh người nổi tiếng để chứng thực cho chất lượng sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động; khắc sâu tên của sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động vào trí nhớ người đọc, người xem bằng một một cụm từ ngắn gọn (khẩu hiệu); khơi gợi cảm xúc tích cực ở họ (ví dụ: Vì sức khỏe gia đình bạn,...); phối hợp các cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc đậm, nhạt,...

- Sơ đồ, hình ảnh, biểu tượng,..: có đường nét, màu sắc nổi bật, tác động mạnh đến thị giác, thính giác người đọc, người xem nhằm làm rõ tính ưu việt, hữu ích của sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động.

3. Bố cục thường gồm các phần:

- Tiêu đề: giới thiệu khái quát sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động.

- Nội dung chính: cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động bằng kênh chữ, kênh hình; nêu khẩu hiệu của sản phẩm/ dịch vụ hoặc thông điệp của hoạt động.

Viết truyện kể sáng tạo có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

1. Về nội dung: đề tài gần gũi; nội dung câu chuyện gắn với một/ một vài nhân vật trong một bối cảnh thời gian, không gian nhất định; truyền tải thông điệp nào đó tới người đọc.

2. Về hình thức: xây dựng cốt truyện gồm các sự việc chính, chi tiết tiêu biểu; kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.

3. Bố cục truyện kể cần đảm bảo:

- Mở đầu truyện: giới thiệu thời gian, không gian, các nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.

- Diễn biến truyện: chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba); lần lượt kể lại các sự kiện từ mở đầu đến kết thúc xoay quanh nhân vật chính; sử dụng các chi tiết tiệu biểu; xây dựng đối thoại giữa các nhân vật; kết hợp miêu tả và biểu cảm;...

- Kết thúc truyện: có thể nêu cách giải quyết vấn đề được đề cập trong truyện phù hợp với diễn biến câu chuyện, gợi mở hoặc thể hiện những suy ngẫm từ/ về câu chuyện.

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó

1. Về nội dung: phân tích được nội dung chủ đề, nêu và phân tích được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung.

2. Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản.

3. Bố cục bài viết cần đảm bảo:

- Mở bài: giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.

- Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

- Giới thiệu rõ ràng, cụ thể về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự không gian, trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, phân loại đối tượng…

- Dùng đề mục và các dấu hiệu hình thức để làm nổi bật thông tin quan trọng.

- Sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin.

- Có thể kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự để hấp dẫn, thu hút người đọc.

- Trình bày thông tin chính xác, rõ ràng, hấp dẫn.

- Cấu trúc gồm 3 phần:

  • Mở bài: giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
  • Thân bài: lần lượt trình bày các thông tin về đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử: vị trí tọa lạc, lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, cảnh quan…; giá trị văn hóa, lịch sử, cách thức tham quan…
  • Kết bài: đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử; bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (có thể đưa ra lời mời tham quan).

Câu 2 trang 142 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Khi viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, cần sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như thế nào để văn bản thêm sinh động, hấp dẫn?

Trả lời:

- Khi viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động cần: kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ...) để biểu đạt nội dung quảng cảo, tác động mạnh đến thị giác, thính giác của người đọc, người xem nhằm làm rõ tính ưu việt, hữu ích của sản phẩm, dịch vụ, hoạt động

- Khi viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử: cần kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh, biểu tượng để minh họa) và làm nổi bật thông tin, hệ thống những thông tin quan trọng trong văn bản

Câu 3 trang 142 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Hoàn thành bảng sau để tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích luỹ được khi viết một số kiểu bài viết trong học kì II (làm vào vở):

STT

Kiểu bài viết

Bài học kinh nghiệm

1

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

...

2

Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

...

3

Viết truyện kể sáng tạo có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

...

4

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó

...

5

Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

...

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm