Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 9 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Đề bài: Viết một bài văn nghị luận trình bày một vấn đề cần giải quyết trong đời sống (ví dụ: trong học tập, sinh hoạt, giải trí,...).

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng

Câu 1 trang 113 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Văn bản đã đáp ứng yêu cầu và bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn để cần giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Văn bản đã đáp ứng yêu cầu và bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn để cần giải quyết bằng cách: đưa ra các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng xác thực, lập luận chặt chẽ

Câu 2 trang 113 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Ở phần thân bài, văn bản đã triển khai theo trình tự trình bày nhận thức về vấn để trước, đề xuất giải pháp sau hay kết hợp trình bày nhận thức với đề xuất giải pháp? Theo em, trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế gì trong việc trình bày vấn đề mà văn bản nêu lên?

Trả lời:

- Ở phần thân bài, văn bản đã triển khai theo trình tự: trình bày nhận thức về vấn để trước, đề xuất giải pháp sau

- Ưu thế của việc trình bày trên là: giúp người đọc nhận thức rõ về bản chất và hiện trạng của vấn đề trước, từ đó việc lắng nghe các giải pháp sẽ thuyết phục hơn

Câu 3 trang 113 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ vấn đề?

Trả lời:

Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng sau:

Lí lẽ:

"Ngày nay, “bệnh” sáo rỗng vẫn tiếp tục lây lan ra nhiều nơi, nhiều người."

Bằng chứng 1

"Có cán bộ địa phương xuống thăm cơ sở (nhất là ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa) khi nói chuyện với bà con nông dân mà toàn dùng những từ “đao to búa lớn” đại loại như: phải xây dựng xã vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hoá, mạnh về quốc phòng - an ninh; phải khai thác tiềm năng sẵn có, xác định cho được một ngành kinh tế mũi nhọn để làm hướng đột phá cho sự phát triển; phải phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng, cả khu vực;..."

Bằng chứng 2

"“bệnh” sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ “4.0” như một thứ mốt thời thượng. Trong hội nghị, trên diễn đàn, ở văn bản báo cáo, thậm chí cả lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ “4.0”. Không chỉ “trí thức 4.0”, “doanh nghiệp 4.0”, “doanh nhân 4.0”, “lãnh đạo 4.0”, “quản lí 4.0”,“trường học 4.0”... mà còn “công nhân 4.0”, “nông dân 4.0”, “trồng rau 4.0”, “nuôi cá 4.0”... thậm chí là “bảo mẫu 4.0”, “ô sin 4.0”, “lao công 4.0”."

Bằng chứng 3

"Chả thế mà tại hội nghị nông nghiệp, một bí thư tỉnh uỷ ở phía nam từng phải nhắc nhở cán bộ, viên chức ngành nông nghiệp địa phương không lạm dụng từ “4.0” khi trao đổi, trò chuyện với bà con nông dân, vì nói như thế vừa sáo rỗng, vừa xa dân! Còn một đại biểu Quốc hội từng bày tỏ: Miệng luôn nói thời đại “4.0” mà tư duy vẫn ở tầm “0.4” thì khó làm nên trò trống gì."

Câu 4 trang 113 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Bài viết đã đề xuất những giải pháp cụ thể nào?

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 113 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Cách diễn đạt, lời văn của tác giả có tác dụng như thế nào trong việc trình bày vấn đề?

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 113 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Qua văn bản trên, em rút được những lưu ý gì khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết?

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm