Soạn bài Ôn tập trang 83 lớp 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 9 trang 83 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Trình bày các đặc điểm của thể thơ song thất lục bát
Trả lời:
Các đặc điểm của thể thơ song thất lục bát là:
- Số chữ, số dòng: thể thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu - tám tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài
- Vần:
- Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc).
- Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng).
- Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng).
- Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục.
- Nhịp: Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2).
Câu 2 trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Đọc lại các văn bản đã học và điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):
Văn bản | Từ ngữ, hình ảnh độc đáo | Mạch cảm xúc | Cảm hứng chủ đạo | Chủ đề |
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ | ||||
Hai chữ nước nhà | ||||
Tì bà hành |
Đang cập nhật...
Câu 3 trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Nhận xét về vần, nhịp của đoạn trích sau:
Ngập ngừng lá rụng cành trâm.
Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm xôn xao.
137. Hẹn nơi nao, Hán Dương cầu nọ,
Chiều lại tìm, nào có tiêu hao.
Ngập ngừng gió thổi áo bào,
Bãi hôm tuôn đẫy nước trào mênh mông.
141. Tin thường lại người không thây lại,
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh.
Rêu xanh mấy lớp chung quanh,
Chân đi một bước, trăm tình ngẩn ngơ.
(Chinh phụ ngâm, nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn,
bản diễn Nôm: Phan Huy Ích)
Trả lời:
Nhận xét về vần, nhịp của đoạn trích như sau:
- Về vần: đoạn trích gieo vần theo đặc điểm của thể thơ song thất lục bát:
- Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc).
- Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng).
- Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng).
- Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục.
Cụ thể:
Ngập ngừng lá rụng cành trâm(B)
Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm(B) xôn xao.
137. Hẹn nơi nao, Hán Dương cầu nọ(T),
Chiều lại tìm, nào có(T) tiêu hao(B).
Ngập ngừng gió thổi áo bào(B),
Bãi hôm tuôn đẫy nước trào(B) mênh mông(B).
141. Tin thường lại người không(B) thây lại(T),
Hoa dương tàn đã trải(T) rêu xanh(B).
Rêu xanh mấy lớp chung quanh(B),
Chân đi một bước, trăm tình(B) ngẩn ngơ(B).
- Về ngắt nhịp:
- Hai dòng thấy được ngắt nhịp lẻ (3/4 hoặc 3/2/2) nhưng thường sẽ ngắt nhịp 3/4
- Dòng lục và dòng bát ngặp nhịp linh hoạt hơn nhưng thường là nhịp chẵn
Cụ thể:
Ngập ngừng/ lá rụng cành trâm.
Buổi hôm nghe dậy/ tiếng cầm xôn xao.
137. Hẹn nơi nao/, Hán Dương cầu nọ,
Chiều lại tìm/, nào có tiêu hao.
Ngập ngừng/ gió thổi áo bào,
Bãi hôm tuôn đẫy/ nước trào mênh mông.
141. Tin thường lại/ người không thây lại,
Hoa dương tàn/ đã trải rêu xanh.
Rêu xanh/ mấy lớp chung quanh,
Chân đi một bước/, trăm tình ngẩn ngơ.
Câu 4 trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Xác định ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa trong các nhóm từ ngữ sau:
- Thần đồng, đồng tâm hiệp lực
- Đồng minh hội, tường minh
Trả lời:
- Thần đồng, đồng tâm hiệp lực:
- Yếu tố "đồng" trong "thần đồng" có nghĩa là đứa trẻ → "Thần đồng" chỉ đứa trẻ có khả năng vượt trội ở một lĩnh vực nào đó
- Yếu tố "đồng" trong "đồng tâm hiệp lực" có nghĩa là "cùng" → "Đồng tâm hiệp lực" có nghĩa là chung lòng góp sức với nhau để thực hiện mục đích chung
- Đồng minh hội, tường minh:
- Yếu tố "minh" trong "đồng minh hội" có nghĩa là "thề, có quan hệ tín ước" → "Đồng minh hội" dùng để chỉ một tổ chức có các thành viên đã cùng thề, giao ước, thỏa thuận, cam kết với nhau
- Yếu tố "minh" trong "tường minh" có nghĩa là "làm cho rõ" → "Tường minh" có nghĩa là diễn đạt trực tiếp, rõ ràng
Câu 5 trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Rút ra những điều cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích một văn bản thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
Đang cập nhật...
Câu 6 trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Theo em, để cuộc thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống trở nên thú vị và hữu ích, cần có những điều kiện gì?
Đang cập nhật...
Câu 7 trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Vì sao cần chia sẻ tình cảm của mình với người khác và thấu hiểu cảm xúc của họ?
Đang cập nhật...