Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Chuẩn bị đọc Quê hương lớp 9

Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?

Trả lời:

Gợi ý:

Những hình ảnh sâu đậm về quê hương mỗi người:

  • Hình ảnh khu vườn ăn quả, hàng cây, đầm sen, bờ sông, lũy tre, con đường đất đỏ...
  • Hình ảnh người nông dân cày cấy, đánh bắt hải sản...

B. Trải nghiệm cùng văn bản Quê hương lớp 9

Tưởng tượng trang 13 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.

Trả lời:

Cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ 2 là: cảnh ra khơi đánh cá mạnh mẽ, hoành tráng, tràn ngập sức sống trong ánh bình minh tưới sáng, thơ mộng

Suy luận trang 13 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?

Trả lời:

Khổ thơ cuối là suy nghĩ, tình cảm và nỗi nhớ da diết, sâu đậm của nhà thơ dành cho quê hương của mình

C. Suy ngẫm và phản hồi Quê hương lớp 9

Câu 1 trang 14 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.

Trả lời:

Những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ là:

- Người dân làng chài:

  • “làn da ngăm rám nắng”
  • “thân hình nồng thở vị xa xăm”
  • “bơi thuyền đi đánh cá”
  • “phăng mái chèo, mạnh mẽ"

→ Những người dân làng chài khỏe mạnh, rắn rỏi, nhiệt huyết, lao động cần cù, hết sức mình

- Cuộc sống làng chài:

  • "ồn ào trên bến đỗ"
  • "tấp nập đón ghe về"

→ Cuộc sống làng chài bình dị, tấp nập, tràn ngập sức sống

Câu 2 trang 14 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Trả lời:

Biện pháp tu từHiệu quả
- Biện pháp tu từ so sánh: cánh buồm - mảnh hồn làng

- Giúp cánh buồm từ một đồ vật vô tri vô giác cũng trở nên sống động, như một sinh vật đang sống và cùng người dân lao động

- Giúp khắc họa hình ảnh cánh buồm với hình dáng như lồng ngực đang căng phồng tượng trưng cho linh hồn thiêng liêng của ngôi làng đang theo ngư dân ra biển, phù hộ họ đến nơi đầy tôm cá an toàn

- Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh buồm (được tả bằng từ ngữ chỉ hành động của con người: rướn thân, thâu góp)- Giúp cánh buồm trở nên sinh động, gần gũi như một người lao động, cũng góp sức với ngư dân đưa thuyền ra khơi đánh bắt cá
- Biện pháp tu từ nhân hóa: con thuyền (được tả bằng từ ngữ chỉ hoạt động của con người: mỏi trở về nằm)- Giúp hình ảnh con thuyền trở nên sống động, gần gũi, hiện lên như một ngư dân thực thụ đã có một đêm rong buồm ra khơi vất vả và bây giờ cần được nghỉ ngơi

- Biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác:

  • vị xa xăm (khoảng cách nhưng cảm nhận được bằng hương vị)
  • nghe chất muối (vị mặn của muối nhưng có thể nghe được)

- Giúp nghệ thuật hóa, thi vị hóa các hình ảnh được miêu tả sau một chuyến ra khơi xa của con thuyền khi trở về

Câu 3 trang 14 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

- Cách gieo vần trong bài thơ: tác giả chủ yếu gieo vần chân

Dẫn chứng khổ 2 bài thơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

- Cách ngắt nhịp: bắt đầu bằng nhịp lẻ: 3/2/2 hoặc 3/2/3

Dẫn chứng khổ cuối bài thơ:

Nay xa cách/ lòng tôi/ luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh/, cá bạc/, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền/ rẽ sóng/ chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ/ cái mùi/ nồng mặn quá!

Câu 4 trang 14 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?

Trả lời:

Yếu tố miêu tảYếu tố biểu cảm
  • "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng"
  • "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã"
  • "mạnh mẽ vượt trường giang"
  • "Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng"
  • "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
  • "ồn ào trên bến đỗ"
  • "Khắp dân làng tấp nập đón ghe về"
  • "làn da ngăm rám nắng"
  • ...
  • "Nhờ ơn trời"
  • "lòng tôi luôn tưởng nhớ"
  • "nhớ cái mùi nồng mặn quá"
→ Tác dụng: kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp hình ảnh thơ trở nên sinh động, trực quan và hấp dẫn hơn, đồng thời giúp biểu đạt tình cảm, cảm xúc của nhà thơ thông qua từng hình ảnh được khắc họa

Câu 5 trang 14 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ:

  • Khổ thơ 1, 2, 3: cảm xúc tự hào về quê hương được khắc họa một cách sống động qua ẻ đẹp lao động của dân làng chài và vẻ đẹp của làng chài
  • Khổ thơ 4: nỗi nhớ quê hương tha thiết, da diết được thể hiện qua hình ảnh quê hương (màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi) và mùi hương của quê hương (mùi nồng mặn) vẫn in sâu trong tâm trí tác giả dù đã qua nhiều năm xa cách

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng ngợi ca cuộc sống lao động khỏe khoắn, lạc quan của người dân làng chài cùng tình yêu quê hương sâu đậm, tha thiết của tác giả

Câu 6 trang 14 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc…)

Trả lời:

Gợi ý phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ:

- Cách sắp xếp bố cục: 

  • Mở bài: giới thiệu khái quát về ngôi làng (nghề nghiệp, vị trí) qua hai dòng thơ
  • Thân bài: khắc họa hình ảnh lao động của người dân chài và của làng chài qua khổ thơ 2 và 3
  • Kết bài: khẳng định nỗi nhớ và tình yêu quê hương tha thiết qua khổ thơ cuối

- Cách triển khai mạch cảm xúc: mạch cảm xúc của bài thơ là tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện qua:

  • Cách giới thiệu, miêu tả về cảnh lao động và cuộc sống ở làng chài (khổ thơ 1, 2, 3), thông qua những hình ảnh mang tính biểu tượng rất lớn lao, kì vĩ
  • Cách gợi nhắc trực tiếp nỗi nhớ da diết qua những hình ảnh, mùi hương của làng chài hằn sâu trong kí ức nhà thơ (khổ thơ 4)

- Cách kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm: kêt hợp nhuần nhuyễn, hài hòa, bổ trợ khăng khít cho nhau giúp bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến, nhớ thương quê hương của tác giả. Tuy số lượng câu thơ miêu tả chiếm 18/20 câu thơ nhưng vẫn có giá trị biểu cảm mạnh mẽ, giúp mạch cảm xúc của tác giả được bao trùm trọn vẹn lên toàn bài thơ

Câu 7 trang 14 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề của bài thơ: Bức tranh sinh hoạt ở làng chài vùng biển trong kí ức của tác giả

- Căn cứ giúp em xác định được chủ đề:

  • Giọng điệu trìu mến, tha thiết, chứa đựng những cung bậc cảm xúc nhớ thương một cách trực tiếp
  • Các hình ảnh nhân hóa, so sánh được sừ dụng nhiều, tạo nên các hình ảnh mang tính biểu tượng, có tầm vóc to lớn bởi đã được chiếu qua lăng kính của hồi ức
  • Cách sáng tạo các hình ảnh đặc trưng của quê hương (mảnh hồn làng, mùi nồng mặn)

Câu 8 trang 14 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?

Trả lời:

HS trả lời theo cảm nhận cá nhân.

Mẫu: Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại cho em là hình ảnh những chiếc thuyền trở về bến nằm nghỉ trên bãi cát sau một đêm dài lao động vất vả trên biển. Hình ảnh đó khiến em ấn tượng và có cảm giác thân thương, trân trọng những chiếc thuyền như đối với những người lao động thực thụ.

E. Soạn Văn 9 Quê Hương Ngắn nhất

HS tham khảo bài soạn Ngắn gọn tại đây: Soạn bài Quê hương lớp 9 Ngắn nhất - Chân trời sáng tạo

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm