Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 (Tiếng Việt) lớp 9 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối học kì 1 - Phần Tiếng Việt

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 151 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Liệt kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được học trong học kì 1 và cho ví dụ để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

BàiKiến thức tiếng Việt trong học kì 1Ví dụ
1
2
3
4
5

Trả lời:

BàiKiến thức tiếng Việt trong học kì 1Ví dụ
1

- Chơi chữ: là biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản. Chơi chữ có thể dựa trên hiện tượng đồng âm, lối nói gần âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối tách từ ... Biện pháp tu từ này thường được sử dụng trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hằng ngày.

Bà già đi chợ Cầu Đông
Bởi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

(Ca dao)

Trong ví dụ trên, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (lợi. – “lợi ích” và lợi - “phần thịt bao quanh chân răng”) với mục đích tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm, làm tăng sức hấp dẫn cho bài ca dao.

- Điệp thanh: là biện pháp tu từ lặp lại thanh diệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc) nhằm mục đích tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho văn bản.

Khi trời quanh tôi làm bằng to
Khi trời quanh tôi làm bằng thơ.

(Xuân Diệu, Nhị hồ)

Việc sử dụng sáu thanh bằng liên tiếp trong mỗi dòng thơ gọi ra một không gian rất nhẹ và rất thơ. Trong trường hợp này, biện pháp điệp thanh giúp tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho sự diễn đạt, đồng thời góp phần làm nên nhạc tính cho đoạn thơ.

- Điệp vần: là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có phần vẫn giống nhau nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.

Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếp giang mang lạnh đang bay ngang trời

(Tố Hữu, Tiếng háy sang xuân)

Trong ví dụ trên, việc lặp lại các âm tiết có vần “ang” góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho hai dòng thơ, đồng thời gợi cho người đọc hình dung về một không gian rộng lớn, khoáng đạt.

2

- Cách trình bày vấn đề khách quan chỉ đưa thông tin, nêu ra các bằng chứng khách quan. Cách trình bày này tạo ra cơ sở vững chắc (từ pháp lí, từ thực tiễn, …), đảm bảo tính chính xác, đúng đắn cho các lập luận.

- Cách trình bày vấn đề chủ quan đưa ra ý kiến, đánh giá chủ quan, thể hiện rõ tình cảm, quan điểm của người viết. Cách trình bày này tác động đến cảm xúc của người đọc, khơi gợi sự đồng cảm, mối quan tâm của người đọc về những vấn đề được bàn luận.

(1) Tôi đã từng chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. (2) Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. (3) Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?

Trong ví dụ trên, câu (1) trình bày vấn đề khách quan bởi chủ yếu đưa ra bằng chứng từ thực tế mà người viết đã chứng kiến. Câu (2) và (3) trình bày vấn đề chủ quan bởi thể hiện ý kiến, đánh giá, cảm xúc của cá nhân người viết trước hiện tượng con người nhẫn tâm tàn sát các con thú.

3

- Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn:

  • Đạo văn là hành vi sao chép lời nói, ý tưởng, quan điểm, … của người khác và coi đó như là của riêng mình. Đây là hành vi vi phạm đạo đức trong học tập, nghiên cứu.
  • Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần trích dẫn chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm,… của người khác.
  • Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung sau: ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm, …), tác giả, tên tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.

Đặng Thùy Trâm từng viết: “Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên,
Đừng từ bỏ cố gắng)

Trong ví dụ trên, khi sử dụng ý tưởng của Đặng Thùy Trâm, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của Đặng Thùy Trâm trong dấu ngoặc kép.

- Phương tiện phi ngôn ngữ: Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu, bản đồ,…) để trình bày thông tin một cách trực quan và làm nổi bật những thông tin quan trọng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, phương tiện phi ngôn ngữ có thể cung cấp thêm thông tin về đối tượng chưa được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ.Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa trong hình sau đã cung cấp thông tin chi tiết về kiến trúc của thành Cổ Loa một cách trực quan, ngắn gọn; làm nổi bật thông tin quan trọng “thành Cổ Loa là một phòng tuyến bảo vệ kiên cố, không thể đánh từ ngoài vào”; cung cấp thêm thông tin chưa được trình bày bằng phương tiện ngôn ngữ (vị trí của những đình, chùa, đền, xóm làng và cầu trong thành Cổ Loa).
4- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/một nhân vật. Phần dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

Thành xem trăn trở, tự nhủ: "Phải chăng bức vẽ này chỉ cho ta chỗ bắt dế?".

(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của mình. Phần dẫn gián tiếp thường dùng kèm các từ “rằng”, “là” .... và không được đặt trong ngoặc kép.Phần “chuyện kia do ai nói ra” trong câu “Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói;...” (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) là lời nói của Vũ Nương được dẫn gián tiếp.
5- Điển tích, điển cố được hiểu là sự việc, câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm văn học. Điển tích, điển cố thường được gọi chung là điển. Trong sáng tác văn chương, việc sử dụng điển tích, điển cố làm cho cách diễn đạt trở nên hàm súc, uyên bác, giàu sức biểu hiện, gián tiếp bộc lộ thái độ, cảm xúc của tác giả, đem lại hứng thú cho người đọc.

Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.

(Nguyễn Đình Chiểu,
Truyện Lục Vân Tiên)

Trong cặp lục bát trên, tác giả đã sử dụng điển “Triệu Tử phá vòng Đương Dương”, gợi nhớ đến một câu chuyện trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa (La Quán Trung, Trung Quốc). Trong một lần bị Tào Tháo đánh bại ở Tân Dã, Lưu Bị phải bỏ chạy. Khi đến Đương Dương, do bị đuổi theo nên Lưu Bị phải cướp đường rút về phía nam, tướng tá lạc nhau. Trong hoàn cảnh ấy, Triệu Tử Long một mình bảo vệ vợ con Lưu Bị, đánh phá vòng vây trùng điệp của quân Tào, vượt cầu Trường Bản, tìm gặp Lưu Bị. Với việc sử dụng điển này, hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với vẻ đẹp của mẫu hình dũng tướng lí tưởng Triệu Tử Long. Qua đó, tác giả tô đậm sự đức độ của một người “vị nghĩa vong thân” (vì nghĩa quên mình) và tài năng của bậc anh hùng trong tình thế ngặt nghèo, đồng thời giúp người đọc cảm nhận rõ thái độ thán phục, ngưỡng mộ của tác giả dành cho nhân vật.

Câu 2 trang 151 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này:

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rấy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc My Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, la chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Đang cập nhật...

Câu 3 trang 151 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Hồng quân với khách hồng quần,
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm