Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 9 trường THCS Nguyễn Văn Tư

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 9

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 9 trường THCS Nguyễn Văn Tư đưa ra những trọng tâm cần ôn tập trong môn Ngữ văn lớp 9, gồm các phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn, giúp các bạn ôn tập là củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới, mời các bạn tham khảo.

PHẦN 1: HỆ THỐNG HOÁ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9

A - VĂN BẢN:

I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG.

  1. Phong cách Hồ Chí Minh. (Lê Anh Trà)
  2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Gác - xi - a Mác két)
  3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

II. TRUYỆN TRUNG ĐẠI:

  1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
  2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ)
  3. Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)
  4. Truyện Kiều (Nguyễn Du)
  5. Truyên Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

III. THƠ HIỆN ĐẠI:

  1. Đồng chí (Chính Hữu)
  2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
  3. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
  4. Bếp lửa (Bằng Việt)
  5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
  6. Ánh trăng (Nguyễn Duy)

IV. TRUYỆN HIỆN ĐẠI:

  1. Làng (Kim Lân)
  2. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
  3. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
  4. Cố hương (Lỗ Tấn)

B-TIẾNG VIỆT:

  1. Các phương châm hội thoại
  2. Xưng hô trong hội thoại
  3. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp
  4. Sự phát triển của từ vựng
  5. Thuật ngữ
  6. Trau dồi vốn từ
  7. Tổng kết từ vựng:
    • Từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa
    • Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
    • Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ
    • Từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng
    • Luyện tập tổng hợp
    • Chương trình địa phương
    • Ôn tập: các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

C- TẬP LÀM VĂN:

I. VĂN BẢN THUYẾT MINH:

  1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
  2. Luyện tập một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
  3. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
  4. Luyện tập yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

II.VĂN BẢN TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ:

  1. Luyện tập tóm tắt văn bản tư sự
  2. Miêu tả trong văn bản tự sự
  3. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
  4. Nghị luận trong văn bản tự sự
  5. Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
  6. Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
  7. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
  8. Người kể truyên trong văn bản tự sự

PHẦN 2: ÔN TẬP CHI TIẾT

PHẦN VĂN BẢN

1. Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà

Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà.
  • Chủ đề: Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.

Nội dung:

  • Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
  • Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.

Nghệ thuật

  • Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
  • Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
  • Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két

Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học 1982.

Tác phẩm: Văn bản được trích trong bài tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của nhà văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi-lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986.

Tóm tắt VB: Nhà văn Mác-két đã nêu lên nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, chỉ rõ sự tốn kém một cách vô lí để chạy đua vũ trang, trong khi trẻ em bị thất học, bị bệnh tật và thiếu đói. Nhà văn kêu gọi mọi người hãy đấu tranh vì một thế giới hoà bình không có vũ khí hạt nhân.

Nội dung:

  • Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn nhân loại và sự phi lý của cuộc chạy đua vũ trang.
  • Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh.

Nghệ thuật:

  • Có lập luận chặt chẽ.
  • Có chứng cứ cụ thể, xác thực.
  • Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.

Ý nghĩa VB: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa bình nhân loại.

3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Tác phẩm:

  • Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm đầy đủ và sâu sắc hơn.
  • Văn bản được trích trong Tuyên bố cuả Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30 tháng 9 năm 1990 tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Niu Oóc.
  • Văn bản được trình bày theo các mục, các phần.

Nội dung

  • Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới là vấn đề mang tính nhân bản.
  • Những thảm họa, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới là thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân.
  • Những thuận lợi lớn để cải thiện tình hình, bảo đảm quyền của trẻ em.
  • Những đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, được bảo vệ và phát triển.

Nghệ thuật:

  • Gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lý. Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.
  • Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.

Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Đánh giá bài viết
76 89.932
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm