Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Hai chữ nước nhà lớp 9 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Chuẩn bị đọc Hai chữ nước nhà

Hãy tìm hiểu thông tin về cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428) của dân tộc ta và câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi trước khi bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc.

Trả lời:

Gợi ý:

- Cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428) của nước ta là cuộc kháng chiến diễn ra dưới sự lãnh đạo của nghĩa quân Lam Sơn do tướng Lê Lợi đứng đầu. Nghĩa quân đã gặp nhiều khó khăn, nhiều lần bị giặc bao vây tưởng chừng như không thoát khỏi. Nhưng nhờ sự giúp đỡ, đoàn kết của quân và dân mà nghĩa quân luôn thoát nạn, nhờ vậy mà sau 10 năm, cuộc kháng chiến đã dành thắng lợi vẻ vang.

>> Tham khảo thêm tại đây Kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428)

- Nguyễn Phi Khanh là một vị tướng nhà Lê, khi bị giặc Minh bắt và đưa sang Trung Quốc, ông đã gặp Nguyễn Trãi trước khi đi và dặn dò Nguyễn Trãi phải luôn giữ gìn khí tiết, không được khuất phục, đầu hàng giặc Minh, phải chiến đấu kiên cường để dành lại độc lập dân tộc

B. Trải nghiệm cùng văn bản Hai chữ nước nhà

Suy luận 1 trang 70 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng gì của nhân vật người cha?

Trả lời:

Khổ thơ thể hiện sự nhiệt huyết và tình yêu nước mãnh liệt của người cha, cùng sự bất lực với cảnh ngộ hiện tại của ông

Suy luận 2 trang 71 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích:

  • Khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và niềm tự hào về tổ quốc trong người con của ông
  • Thể hiện niềm tự hào dân tộc, tình yêu nước trước sau một lòng của người cha

Suy luận 3 trang 71 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối?

Trả lời:

Hai dòng thơ cuối là lời nhắn nhủ của người cha dành cho con của mình:

  • "đức sinh thành" dùng để chỉ cha mẹ và cả đất nước đã sinh ra, dưỡng dục, chở che người con - vì vậy phải luôn ghi nhớ, khắc sâu trong tâm trí
  • "sao cho khỏi để ô danh với đời" là lời nhắc nhở, răn dạy của người cha để hướng con mình tới những điều tốt đẹp, ông muốn con mình tiếp tục sống, sống có ý nghĩa, sống vẻ vang, sống để cống hiến cho tổ quốc

C. Suy ngẫm và phản hồi Hai chữ nước nhà

Câu 1 trang 71 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ như sau:

- Về số chữ, số dòng: Văn bản có bảy khổ thơ, mỗi khổ thơ gồm một cặp song thất và một cặp lục bát

- Về gieo vần:

  • Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ 5 của dòng thất tiếp theo (vần trắc)
  • Tiếng cuối của dòng thất thứ 2 hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng)
  • Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của dòng bát (vần bằng)
  • Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ 5 của dòng thất sau đó (vần bằng)

Dẫn chứng: 2 khổ thơ cuối:

Con đương độ đầu son tuổi trẻ (T)
Bước cạnh tranh há để (T) nhường ai(B)?
Phải nên thương lấy giống nòi (B)
Đừng tham phú quý mà (B) nguôi tấc lòng (B)

Kiếp luồn cúi, đỉnh chung (B) cũng nhục (T)
Thân tự do, thiên chúc (T)vinh (B)
Con ơi! Nhớ đức sinh thành (B)
Sao cho khỏi để ô danh với đời

- Về ngắt nhịp:

  • Hai dòng thấy được ngắt nhịp lẻ (3/4 hoặc 3/2/2) nhưng thường sẽ ngắt nhịp 3/4
  • Dòng lục và dòng bát ngặp nhịp linh hoạt hơn nhưng thường là nhịp chãn

Dẫn chứng: 2 khổ thơ cuối:

Con đương độ/ đầu son tuổi trẻ
Bước cạnh tranh/ há để nhường ai?
Phải nên/ thương lấy/ giống nòi
Đừng tham phú quý/ mà nguôi tấc lòng

Kiếp luồn cúi/, đỉnh chung cũng nhục
Thân tự do/, thiên chúc mà vinh
Con ơi!/ Nhớ đức sinh thành
Sao cho/ khỏi để/ ô danh với đời

Câu 2 trang 71 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Tìm một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản mà theo em có tác dụng tăng sức cảm hóa, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con.

Trả lời:

Một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản có tác dụng tăng sức cảm hóa, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con là:

giang san gánh vác, cậy, ngọn cờ độc lập máu đào còn giây, ra tay buồm lái, xaoy với cuồng phong, nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi, vì giống nòi huyết chiến bao phen, gươm reo chính khí, nước rền dư uy, sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng, hinh sinh thân thế cũng vì nước non, bước cạnh tranh, há để nhường ai, khỏi để ô danh với đời

Câu 3 trang 71 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Nêu tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản.

Trả lời:

Tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản là: tô đậm những dấu ấn vàng son trong lịch sử của nước nhà, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng và cấp thiết của việc ra sức giúp đỡ nước nhà vượt qua cơn nguy khó

Câu 4 trang 71 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Xác định bố cục, từ đó chỉ ra mạch cảm xúc của văn bản.

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 72 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề.

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 72 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Thông điệp mà tác giả gửi gắm thông qua văn bản là gì?

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm