Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15 lớp 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 9 trang 15 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 15 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Đặc trưng của chủ nghĩa toàn cầu hiện đại là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hòa ca của nhân loại. (2) Ở đó, người ta chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản. (3) Nhiều ý kiến cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hoá giao thoa sẽ dần hoà lẫn với nhau, mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi văn hoá đặc trưng của dân tộc mình. (4) Điều đó là không đúng, bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình một sắc màu đặc trưng của dân tộc.

(Nam Lê - Như Ý, Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu, https://giaoducthoidai.vn/, ngày 03/11/2019)

a. Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn trích trên, sau đó, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.

b. Nêu tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích trên.

Trả lời:

a) Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn trích và xác định câu đơn, câu ghép như sau:

(1) Đặc trưng của chủ nghĩa toàn cầu hiện đại (CN)/ là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hòa ca của nhân loại (VN).Câu đơn
(2) Ở đó (TN)/, người ta (CN)/ chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản (VN).Câu đơn
(3) Nhiều ý kiến (CN)/ cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hoá giao thoa sẽ dần hoà lẫn với nhau, mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi văn hoá đặc trưng của dân tộc mình (VN).Câu đơn
(4) Điều đó (CN1)/ là không đúng (VN1)//, (bởi) mỗi công dân, mỗi dân tộc (CN2)/ là một mảnh ghép vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình một sắc màu đặc trưng của dân tộc (VN2).Câu ghép

b) Tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích:

  • Câu đơn (Câu 1, 2, 3): nêu thông tin đơn giản, cụ thể về một vấn đề mang tính chất khách quan, giúp người đọc tiếp nhận thông tin nhanh chóng
  • Câu ghép (Câu 4) biểu đạt một thông tin có tính chất phức tạp: kết hợp giữa thông tin đã nêu ở các câu trước với quan điểm cá nhân của người viết, do đó khi tách thành từng vế câu sẽ giúp người đọc dễ hiểu và tiếp cận nội dung hơn

Câu 2 trang 15 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Cho đoạn trích sau:

Nhan đề “Sang thu” vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cánh vật. Hương quả sang thu. Ngọn gió sang thu. Dòng sông, bầu chín, đám mây, bầu trời sang thu. Nắng sang thu. Mưa sang thu. Sấm chớp, dông bão, cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu.

(Theo Vũ Nho, Đi giữa miền thơ)

a. Nhận xét về cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích trên.
b. Nêu tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu như vậy.

Trả lời:

a) Cấu trúc của các câu in đậm: đều là câu đơn

  • Hương quả (CN)/ sang thu (VN)
  • Ngọn gió (CN)/ sang thu (VN)
  • Dòng sông, bầu chín, đám mây, bầu trời (CN)/ sang thu (VN)
  • Nắng (CN)/ sang thu (VN)
  • Mưa (CN)/ sang thu (VN)
  • Sấm chớp, dông bão, cây cối (CN)/ sang thu (VN)

→ Các câu trên đều là câu đơn, có cùng cấu trúc

b) Tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu như trên giúp: giới thiệu nhanh gọn, vắn tắt các sự vật chuyển mình sang thu. Tạo nhịp điệu gãy gọn, nhanh chóng, dồn dập và đều đặn như tiếng bước chân vội vã chạy từ hạ sang thu của thiên nhiên.

Câu 3 trang 15 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Cho biết các câu ghép dưới đây thuộc loại câu ghép đẳng lập hay chính phụ. Xác định phương tiện nối các vế câu và nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện này.

a. Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới.

(Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King), Tôi có một giấc mơ)

b. Nhưng dù cho tại hoạ có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.

(G.G. Mác-két, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình)

c. Cái lò gạch ở cuối cánh đồng đang phun lửa sáng rực và ánh đèn ô tô ngoài đường cái quét lên nền trời những luồng ánh sáng xanh biếc.

(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)

d. Bước chân của anh đặt nhẹ trên đường, tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất.

(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)

Đang cập nhật...

Câu 4 trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Em trao đổi với bạn cùng nhóm một bài văn nghị luận mình đã viết. Sau đó, đọc bài viết của bạn và trả lời các câu hỏi:

a. Bạn em đã sử dụng câu đơn, câu ghép hay kết hợp cả hai kiểu câu trong bài viết?

b. Việc lựa chọn cấu trúc câu như vậy có tác dụng gì?

c. Khi đọc bài viết của bạn, em thấy bạn đã lựa chọn cấu trúc câu hợp lí chưa? Nếu được phép thay đổi cấu trúc của một vài câu, em sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm