Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 128 lớp 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 9 trang 104 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 128 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình: X+ thông minh (như ngôi nhà thông minh, người tiêu dùng thông minh,...). Hãy tìm thêm những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình trên.

Trả lời:

Gợi ý các từ ngữ được cấu tạo theo mô hình "X+thông minh": điện thoại thông minh, giàn phơi thông minh, hệ thống thông minh, lớp học thông minh, phần mền thông minh...

Câu 2 trang 128 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Tìm thêm ít nhất một mô hình cấu tạo các từ ngữ mới tương tự mô hình nêu ở bài tập 1. Liệt kê những từ ngữ mới được cấu tạo từ (các) mô hình mà em vừa tìm được.

Trả lời:

Gợi ý:

Mô hìnhTừ ngữ được cấu tạo mô hình
X+nhân tạotrí tuệ nhân tạo, mặt trời nhân tạo, đám mây nhân tạo, hồ nước nhân tạo, kênh đào nhân tạo...
X+ảosống ảo, lớp học ảo, tiền ảo, không gian ảo, kĩ năng ảo...
X+hiện đạitrường học hiện đại, lớp học hiện đại, máy móc hiện đại, không gian sống hiện đại, cỗ máy hiện đại...

Câu 3 trang 128 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau. Trong các trường hợp này, trường hợp nào từ ngữ được dùng theo nghĩa mới?

a1. Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh cóc thì trời đánh cho.

(Ca dao)

a2. Chúng tôi thích la cà ở những quán cóc bên hè phố.

b1. Nó trót làm sai nên bây giờ phải tìm cách chữa cháy.

b2. Lúc xảy ra hoả hoạn, đội cứu hoả đã đến kịp thời để chữa cháy.

Trả lời:

Trường hợpNghĩa của từ in đậmTrường hợp dùng theo nghĩa mới
a1 và a2a1cóc: chỉ một loài động vật thuộc loài ếch, mõm ngắn, da xì xì, sống trên cạnh, di chuyển bằng cách bật nhảy bằng hai chi sauTừ "cóc" ở trường hợp a2 dùng theo nghĩa mới
a2cóc: đây là từ thuộc nhóm khẩu ngữ, chỉ một quán có mô hình nhỏ, không có địa điểm cố định có thể thay đổi vị trí nhanh chóng (như cách cóc di chuyển)
b1 và b2b1chữa cháy: chỉ hành động xảy ra đột phát, không có tính toán, chuẩn bị từ trước, nhằm giải quyết việc cấp bách, cốt để tạm thời ứng phó, không giải quyết triệt để vấn đềTừ "chữa cháy" ở trường hợp b1 dùng theo nghĩa mới
b2chữa cháy: chỉ hành động dập tắt đám cháy, ngăn chặn vụ hỏa hoạn lan rộng ra

Câu 4 trang 128 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ở các trường hợp sau (chú ý các cụm từ/ câu được in đậm):

a. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

b. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)

c. Khách xa gặp lúc mùa xuân chín

(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)

d. Sông Ðáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả,

(Nguyễn Quang Thiều, Sông Đáy)

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 128 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Theo em, những cách kết hợp từ được đề cập đến trong bài tập 4 có phải là cách diễn đạt mới của cộng đồng không? Dựa vào đâu em kết luận như vậy?

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm