Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 (Đọc) lớp 9 Ngắn nhất - Chân trời sáng tạo

Soạn văn 9 Tập 1 trang 149 Chân trời sáng tạo Ngắn nhất

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 149: Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm gì? Vì sao khi đọc thơ, cần đọc thành tiếng/đọc diễn cảm?

Trả lời:

- Đặc điểm của ngôn ngữ thơ: hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối...

- Khi đọc thơ, cần đọc thành tiếng/đọc diễn cảm vì sẽ:

  • giúp làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ
  • giúp cho bài thơ khắc sâu trong tâm trí người đọc hơn và dễ đồng điệu với cảm xúc hơn

Câu 2 trang 149: Nội dung dưới đây đề cập đến cách trình bày thông tin nào trong văn bản thông tin?

Thông tin trong văn bản được tổ chức theo cấu trúc: 1) giới thiệu tổng quan, khái quát về các đối tượng được phân loại; 2) giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.

A. cách trình bày thông tin theo trình tự không gian
B. cách trình bày thông tin theo mức độ quan trọng của thông tin
C. cách trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả
D. cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại

Trả lời:

Chọn đáp án D

Câu 3 trang 149: Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống trong nhận định dưới đây:

Nhân vật trong ... có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ. Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét kì dị khác thường; nếu nhân vật là thần linh, ma, quý, họ thường được nhân hóá, mang hình ảnh, tính cách của con người.

A. truyện thơ Nôm
B. truyện lịch sử
C. truyện truyền kì
D. truyện cười

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 4 trang 149: Vẽ bảng sau vào vở và sắp xếp tên của các văn bản đã học ở học kì I vào bảng (nếu có):

Các bộ phận của văn học Việt Nam

Tên văn bản đã học ở học kì 1

Văn học dân gian

Văn học viết

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Nôm

Văn học chữ Quốc ngữ

Trả lời:

Các bộ phận của văn học Việt Nam

Tên văn bản đã học ở học kì 1

Văn học dân gian

Không có

Văn học viết

Văn học chữ Hán

- Truyện lạ nhà thuyền chài

- Dế chọi

Văn học chữ Nôm

- Chuyện người con gái Nam Xương

- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

- Thúy Kiều báo ân, báo oán

Văn học chữ Quốc ngữ

- Quê hương

- Bếp lửa

- Vẻ đẹp của Sông Đà

- Mùa xuân nho nhỏ

- Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”

- Ý nghĩa văn chương

- Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

- Vườn Quốc gia Cúc Phương

- Ngọ Môn

- Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận

- Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì

Câu 5 trang 150: Điền vào cột A tên của thể loại/ kiểu văn bản có đặc điểm tương ứng được miêu tả ở cột B (làm vào vở):

A
(thể loại/ kiểu văn bản)

B
(đặc điểm)

...............

a. Là thể loại có cốt truyện thường theo một trong hai mô hình Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ hoặc Nhân – Quả

...............

b. Là thể lọa văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường.

...............

c. Là văn bản được viết để cung cấp thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

...............

d. Là văn bản mà người viết cần kết hợp cả cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan để tạo sức thuyết phục cho văn bản.

...............

đ. Là thể loại mà ngôn ngữ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, nhiều hình ảnh, giàu sức gợi, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt, có vần, nhịp thanh điệu, đối...

...............

e. Là văn bản dùng để ghi lại thông tin của việc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó có hệ thống câu hỏi và câu trả lời.

Trả lời:

A
(thể loại/ kiểu văn bản)

B
(đặc điểm)

Truyện thơ Nôm

a. Là thể loại có cốt truyện thường theo một trong hai mô hình Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ hoặc Nhân – Quả

Truyện truyền kì

b. Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường.

Văn bản thông tin

c. Là văn bản được viết để cung cấp thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Văn bản nghị luận

d. Là văn bản mà người viết cần kết hợp cả cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan để tạo sức thuyết phục cho văn bản.

Thơ

đ. Là thể loại mà ngôn ngữ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, nhiều hình ảnh, giàu sức gợi, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt, có vần, nhịp thanh điệu, đối...

Văn bản thông tin

e. Là văn bản dùng để ghi lại thông tin của việc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó có hệ thống câu hỏi và câu trả lời.

Câu 6 trang 150: Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đểm giống nhau và khác nhau giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm (làm vào vở):

Nội dung so sánhTruyện truyền kìTruyện thơ Nôm
Điểm giống nhau
Điểm khác nhau

Đang cập nhật...

Câu 7 trang 150: Dựa trên những gì học được từ văn bản Đọc mở rộng theo thể loại ở từng bài học để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Bài học

Tên văn bản

Tác giả

Thể loại

Một số nét đặc sắc

Nội dung

Hình thức

1

Mùa xuân nho nhỏ

2

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

3

Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn.

4

Dế chọi

5

Tiếng đàn giải oan

Đang cập nhật...

Câu 8 trang 151: Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được về việc đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản thông tin ở học kì I (làm vào vở):

Loại văn bản

Bài học kinh nghiệm

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo Ngắn nhất

    Xem thêm