Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9 Cánh Diều
Soạn Văn 9 Phò giá về kinh - Cánh Diều
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 19 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.
Trả lời:
Bối cảnh ra đời của văn bản Phò giá về kinh:
Được Trần Quang Khải sáng tác sau khi ông hộ giá hai vua nhà Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long (9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông - Nguyên lần thứ 2.
Câu 2 trang 19 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ…)
Trả lời:
Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ như sau:
- Số dòng: 4 dòng
- Số chữ: 5 chữ mỗi dòng
- Niêm: Các âm tiết (chữ) thứ 2 của câu 1 và 4, câu 2 và 3 cùng thanh (niêm với nhau)
- Luật: Chữ thứ 2 trong câu 1 mang thanh trắc (sóc), cho nên bài thơ theo luật trắc
- Gieo vần: Gieo vần bằng ở cuối các câu 2 và 4
Đoạt | sóc (T) | Chương | Dương | độ |
Cầm | Hồ (B) | Hàm | Tử | quan |
Thái | bình (B) | tu | trí | lực |
Vạn | cổ (T) | thử | giang | san |
Câu 3 trang 20 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.
Trả lời:
- Nội dung của 2 dòng thơ đầu: Nhắc lại 2 cột mốc chiến thắng vang dội mà quân ta vừa dành được tại Chương Dương và Hàm Tử, đánh dấu thành công của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông
- Nội dung của 2 dòng thơ cuối: Thể hiện khát vọng xây dựng và gìn giữ nền hòa bình và thịnh trị cho đất nước mãi đến muôn đời
- Chủ đề của bài thơ: Hào khí dân tộc và khát vọng hòa bình thịnh trị muôn đời
Câu 4 trang 20 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
Trả lời:
- Cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm:
Đoạt sóc/ Chương Dương độ
Cầm Hồ/ Hàm Tử quan
Thái bình/ tu trí lực
Vạn cổ/ thử giang san
- Tác dụng của nhịp điệu của các dòng thơ trong việc thể hiện nội dung bài thơ là:
- Hai dòng thơ đầu:
- Nhịp 2/3 kết hợp với các động từ mạnh được đưa lên đầu câu (đoạt, cầm) giúp nhấn mạnh khí thế dồn dập, nhịp điệu quyết liệt của các trận chiến dẫn đến thắng lợi trước quân thù
- Nhịp 2/3 lặp lại liên tiếp tạo nên bước hành quân của quân đội ta, bước chiến thắng liên tiếp, không thể ngăn cản
- Hai dòng thơ cuối:
- Vẫn sử dụng nhịp 2/3 nhưng với động từ được đưa vào giữa câu, giúp âm hưởng bài thơ dịu lại, lắng xuống, thể hiện sự trầm tư, suy nghĩ của vị tướng lĩnh sau chiến thắng về việc duy trì vận mệnh, hòa bình lâu dài cho dân tộc
- Nhịp 2/3 ở dòng cuối là điểm nhấn, thể hiện sự tự tin và bình tâm của tác giả, đưa ra một lời khẳng định chân lí muôn đời: chiến thắng là quan trọng nhưng việc gìn giữ chiến thắng đó cùng xây dựng đất nước vững mạnh, bền vững muôn đời còn quan trọng hơn
→ Tiểu kết: Cùng là nhịp 2/3, nhưng ở hai dòng thơ đầu là nhịp động, nhanh, mang lại hơi thở dồn dập của chiến trận. Còn nhịp 2/3 ở hai dòng cuối thiên về tĩnh, diễn tả sự trầm tư, suy nghĩ về tương lai lâu dài phía trước
Câu 5 trang 20 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.
Trả lời:
Sông núi nước Nam | Phò giá về kinh | |
Điểm giống | - Cả hai bài thơ đều viết về:
| |
Điểm khác | - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt | - Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt |
- Được sáng tác vào thời kì đầu, đất nước ta vừa dành được độc lập trong thời gian ngắn sau 1000 năm bị giặc phương Bắc đô hộ. Ngay khi quân ta đang chuẩn bị chiến đấu sinh tử với kẻ địch | - Được sáng tác sau đại thắng trước quân Nguyên - Mông | |
- Bài thơ khích lệ tinh thần yêu nước trong các tướng sĩ trước trận quyết chiến với kẻ thù, để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc Đồng thời cảnh báo sự thất bại tất yếu của đội quân xâm lược nhà Tống | - Bài thơ ca ngợi những chiến công oanh liệt của nhân dân trong cuộc chiến giải phóng dân tộc. Đồng thời khẳng định sự bền vững của xã tắc, non sông | |
→ Tiểu kết: Hai bài thơ có nội dung đồng điệu, cùng chung cảm hứng yêu nước và lòng tự hào dân tộc, tuy cách nhau một quãng thời gian rất dài nhưng dường như là hai tác phẩm nối tiếp và kế thừa về tư tưởng yêu nước, chống giặc ngoại xâm |
Câu 6 trang 20 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
HS trả lời dựa trên suy nghĩ cá nhân.
Gợi ý:
- Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay: giúp lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào về sức mạnh của dân tộc và quyết tâm xây dựng, phát triển đất nước.
- Bởi vì:
- Đất nước ta đang trong giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước, nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ vừa dành lại độc lập chưa đến 100 năm và các vấn đề an ninh, quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ vẫn luôn được nêu cao, đặc biệt là vấn đề biển đảo
- Việc xây dựng, phát triển đất nước là nghĩa vụ của toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ tuổi
- Nội dung, tư tưởng của bài thơ "Phò giá về kinh" rất tiến bộ, đã nhấn mạnh được mối quan hệ giữa bảo vệ đất nước và phát triển đất nước. Chỉ khi đất nước ta giàu mạnh, nhân dân ấm no, kinh tế, quân sự đều phát triển mạnh mẽ thì sẽ khôn phải lo sợ trước bất kì kẻ thù nào
Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9 Ngắn nhất
>> HS tham khảo các bài soạn Ngắn nhất tại đây Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9 Ngắn nhất